Góc nhìn: Trung Quốc đào cột mốc biên giới để làm gì?

On the net

Thực chất của việc này chỉ là sự phi tang các bằng chứng lịch sử về đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Nguyễn Viện

Nguyễn Viện – Trung Quốc đang phi tang các bằng chứng lịch sử 

Xin mời quí bạn đọc bản tin sau: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/pictures/2010/11/101125_china_border_markers.shtml

Ảnh và chú thích của BBC:

Trung Quốc cho đào cột mốc theo hiệp ước Pháp-Thanh 1887-1895 để đem về bảo tàng.
Trong hình là cột mang dòng chữ Đại Nam Quốc Giới tại Đông Hưng, Quảng Tây.
Tin này được các báo và trang mạng Trung Quốc đăng tải như trang chinareviewnews.com hôm 13/8/2010.
 
Được biết một số cột cả ở Quảng Tây và Vân Nam đều được đem về bảo tồn.
 
Cột mốc thuộc tỉnh Vân Nam còn ghi hai bên là ‘Trung Hoa’ và ‘An Nam’.
 
Trên cột này còn dòng chữ Đại Thanh Quốc, Khâm Châu Giới. (Hình do ban BBC Tiếng Trung cung cấp từ nguồn Tân Hoa Xã.) 

Thực chất của việc này chỉ là sự phi tang các bằng chứng lịch sử về đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Nguyễn Viện

Theo tienve.org

Góc nhìn: Một người Việt Nam cả đời kiểm điểm

On the net

Một người Việt Nam cả đời kiểm điểm

Không thể nhớ là mình đã bao nhiêu lần viết Bản tự kiểm điểm.

Còn nhớ, hồi mới đi học, mắc lỗi gì, cô giáo sẽ bắt viết Bản tự kiểm điểm và nêu tên trước toàn trường vào ngày chào cờ thứ 2 đầu tuần.

Cấp II, vẫn tương tự. Mắc lỗi, kiểm điểm, nêu gương. Quen quá thành nhờn.

Lên cấp III, “chuyên nghiệp” trong nghề viết Bản tự kiểm điểm. Thậm chí mắc lỗi ở trường, giám thị đến tận lớp, bắt nghỉ cả tiết học lên Phòng Giám thị ngồi chỉ để…. viết Bản tự kiểm điểm. Được nghỉ không phải học.

Vào Đại học, quá chán ngán với những tiết học mà thầy, cô giáo chỉ làm mỗi nhiệm vụ khoe khoang sự giàu có, đi Tây, đi Tàu, sự học thức và con cái giỏi giang. Nghe một lần thấy lạ, nghe lần thứ 2 thấy nhàm, đến lần thứ 3 không thể chịu nổi. Chắc ông thầy giáo đó quên rằng đã kể chuyện này với sinh viên ở lớp này rồi. Bỏ học. Khoa gọi lên bắt… viết Bản tự kiểm điểm.

Đi làm ở một tờ báo tỉnh lẻ, viết một bài báo về một huyện có tệ nạn ma tuý. Có số liệu, ghi âm đàng hoàng nhưng vẫn bị đánh công văn đến Toà soạn yêu cầu Kỷ luật phóng viên. Tổng Biên tập cũng chỉ gọi điện báo cấp cao hơn: Đã bắt Phóng viên viết bản tự kiểm điểm. Ông “sếp tỉnh” không có ý kiến gì nữa. Lần đầu tiên thấy bản tự kiểm điểm có giá.

Cấu trúc bản tự kiểm điểm gồm 3 phần: phần đầu là kính thưa nhưng người đọc kiểm điểm, phần 2 là kể tội cần kiểm điểm, phần 3 là nhận thức sai trái rồi sửa chữa khắc phục. Từ bé tới giờ, chưa ai kiểm tra xem tôi kiểm tra, khắc phục sai trái như thế nào?

Đến bây giờ, vẫn viết kiểm điểm. Ít nhất mỗi năm 1 lần phải viết Bản tự kiểm điểm công chức. Bản tự kiểm điểm công chức năm trước cũng như năm sau. Mỗi việc Print ghi ngày tháng của năm đó nhưng không viết không được. Không thể nhớ là mình đã bao nhiêu lần viết Bản tự kiểm điểm.

Ở cơ quan tôi làm, hàng năm cũng phải viết Bản tự kiểm điểm báo cáo với cơ quan chủ quản. Khi có sai phạm cũng phải viết bản tự kiểm điểm. Cá nhân sai phạm thì tổ chức bắt viết Bản tự kiểm điểm, tổ chức sai phạm thì cấp trên hơn nữa bắt viết Bản tự kiểm điểm. Hàng năm, Việt Nam có thể có tới hàng triệu bản tự kiểm điểm.

Nghe chuyện nước ngoài. Một ông Bộ trường Tư pháp Nhật đã phải tuyên bố từ chức vì đã trót bỡn cợt trước Quốc hội rằng làm Bộ trưởng Tư pháp dễ như chơi!

Ông Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc cũng phải từ chức sau những chỉ trích rằng ông quá thụ động trước những đợt nã pháo gây chết người của Triều Tiên.

Có vẻ, ở đó, không có thói quen viết bản tự kiểm điểm.

Yên Ninh

Theo bee.net