Tin nóng: Giàn khoan khủng của Trung Quốc sắp hiện diện ở Biển Đông

On the net

Giàn khoan khủng của Trung Quốc sắp hiện diện ở Biển Đông

China's Super Rig to Begin Testing this Week

Sức mạnh quân sự Trung Quốc đang trỗi dậy và nhu cầu năng lượng cho nền kinh tế ngày một lớn. Vì vậy đây có thể là dấu hiệu quan trọng khi kinh tế và nỗ lực hiện đại hóa quân sự đủ làm trụ cột cho những tuyên bố của Bắc Kinh nhằm kiểm soát hầu hết các đảo, mặt nước và đáy biển tại trung tâm hàng hải của Đông Nam Á.

Theo Japan Times

Tin liên quan:

TQ sắp bố trí giàn khoan dầu khổng lồ ở biển Nam Trung Hoa

Báo chí nhà nước Trung Quốc đưa tin một giàn khoan dầu nước sâu vĩ đại có tên tiếng Anh là Marine Oil 981 sẽ được mang ra thử nghiệm lần đầu tiên trong tuần này để chuẩn bị bố trí tại biển Nam Trung Hoa vào tháng 7.

Công tác bố trí giàn khoan chìm phân nửa dưới nước này được tiến hành vào lúc căng thẳng tăng cao tại vùng biển mà Việt Nam gọi là Biển Đông.

Phải mất hơn 3 năm và tốn trên 900 triệu đôla để xây giàn khoan này.

Số tiền đầu tư để xây dựng giàn khoan CNOOC 981 vào khoảng 6 tỉ nhân dân tệ (923 triệu USD) có thể bắt đầu phục vụ hoạt động khoan thăm dò ở biển Đông vào tháng 7.

Ảnh: Reuters

Được trang bị thiết bị hiện đại cùng hệ thống định vị toàn cầu, giàn khoan mang tên CNOOC 981 có thể chịu được những rung chấn do bão lớn gây ra. CNOOC tuyên bố có kể hoạch sử dụng giàn khoan để bắt đầu cho hoạt động khoan thăm dò ở Biển Đông vào tháng 7.

Ngay khi vừa xây xong, chính phủ Philippines đã tỏ ý quan tâm và đã chất vấn Trung Quốc xem họ định đặt nó ở đâu.

Báo chí Trung Quốc nói dàn khoan này dài 114 mét, cao 140 mét và nặng 31.000 tấn.

Theo công ty đóng tàu quốc doanh Trung Quốc, dàn khoan này có thể đào sâu ở mặt biển đến 3 kilomet, và mũi khoan có thể đi sâu đến 12 kilomet.

Các kỹ sư nói với báo chí nhà nước Trung Quốc giàn khoan này được thiết kế đặc biệt để hoạt động tại vùng biển gập ghềnh của biển Nam Trung Hoa.

Theo Chosun Ilbo

Source: Chosun Ilbo, June 14, 2011; Image:Cnooc

Tin cập nhật: Nghị định 42/2011/NĐ-CP – Điều kiện miễn nhập ngũ trong thời chiến

On the net

Nghị định 42/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/08/2011.

Tin liên quan:

Các trường hợp được miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến 

Theo Nghị định 42/2011/NĐ-CP , công dân được miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến thuộc một trong các trường hợp sau:

1- Công dân đang đảm nhiệm vị trí chủ chốt trong các cơ quan nhà nước, tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội từ địa phương đến Trung ương, tổ chức kinh tế có nhiều lao động hoặc có tác động lớn đến hoạt động kinh tế một vùng, một ngành, một lĩnh vực kinh tế đất nước; nếu công dân này nhập ngũ sẽ trực tiếp làm giảm, làm gián đoạn hoặc ngừng hoạt động của cơ quan, tổ chức đó, trực tiếp ảnh hưởng việc duy trì quản lý, hoạt động của xã hội và hoạt động của nền kinh tế đất nước.

2- Công dân nằm trong kế hoạch bảo đảm cho hoạt động quốc phòng trong thời chiến.

3- Công dân đang công tác ở các vị trí đặc biệt quan trọng như đang làm việc ở các công trình trọng điểm quốc gia, các ngành cơ yếu, vẽ, in giấy bạc, các đài, trạm khí tượng thủy văn, đèn biển, hoa tiêu, chủ nhiệm các công trình nghiên cứu cấp bộ, ngành, quốc gia, quốc tế và các vị trí quan trọng trong các ngành nghề đặc biệt khác.

4- Công dân làm việc trong các cơ quan, tổ chức đang hoạt động ở địa bàn đặc biệt khó khăn như các xã biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng dân tộc ít người được Chính phủ xác định đặc biệt khó khăn về kinh tế, xã hội.

5- Công dân được cấp có thẩm quyền công nhận có trình độ cao cấp về chuyên môn, nghiệp vụ và đang hưởng lương cao cấp về chuyền môn, nghiệp vụ đó.

6- Công dân có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệp để duy trì hoạt động của cơ quan, tổ chức lớn trong thời chiến như có tay nghề thuộc bậc cuối cùng trong thang năm bậc trở xuống hoặc hai bậc cuối cùng trong thang sáu bậc trở lên.

7- Công dân có trình độ nghiên cứu khoa học cao hoặc là nguồn để phát triển tài năng cho đất nước.

8- Công dân là con độc nhất hoặc con trai duy nhất của liệt sỹ.

Nghị định cũng nêu rõ, khi có nhu cầu cần thiết, Bộ Quốc phòng được phép điều động một số công dân có chuyên môn thuộc các đối tượng  quy định nêu trên vào phục vụ trong quân đội.

Nghị định 42/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2011.

Hoàng Diên

Theo chinhphu.vn

Bộ ảnh: Biểu tình phản đối Trung Quốc sáng 12/06/2011 tại Hà Nội

On the net

Biểu tình phản đối Trung Quốc sáng 12/06/2011 tại Hà Nội

 
Xin chúc hai bạn trăm năm hạnh phúc. Và mãi mãi ghi nhớ hình ảnh này!
 

Photo: Mai Kỳ

Cảm ơn Nhà nhiếp ảnh Mai Kỳ chia sẻ những hình ảnh đẹp nhất của Hà Nội sáng nay

Theo blog nguyenxuandien

Bộ ảnh: Mai Kỳ/AFP – Những hình ảnh trên đường phố Hà Nội ngày 5.6.2011

On the net

Những hình ảnh trên đường phố Hà Nội  ngày 5.6.2011

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ảnh Mai Kỳ

Theo blog nguyenxuandien

Tin nóng: Tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Viking II – Vi phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam

On the net

Khu vực tàu Viking II bị cắt cáp thuộc vùng biển chủ quyền của Việt Nam

Mặc dù phía Việt Nam đã phát pháo hiệu cảnh báo nhưng tàu 62226 vẫn cố tình lao vào tuyến cáp khảo sát của tàu Viking II và bộ phận cắt cáp chuyên dụng của tàu 62226 đã mắc vào tuyến cáp của tàu Viking II, làm cho tàu Viking II không thể hoạt động bình thường. Tiếp đó, hai tàu ngư chính 311 và 303 cùng với nhiều tàu cá khác của Trung Quốc đã vào giải cứu cho tàu 62226.

Tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu thăm dò Việt Nam

Sáng nay, tàu khảo sát địa chấn Viking II do Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam thuê đang tiến hành thu nổ địa chấn trong thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc lao vào cắt cáp.

Tàu thăm dò Viking II mà Tập đoàn dầu khí Việt Nam thuê . Ảnh: PetroTimes.
Tàu thăm dò Viking II mà Tập đoàn dầu khí Việt Nam thuê . Ảnh: PetroTimes..

Ngày 09-6-2011, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc ngày 09-6-2011 tại khu vực lô dầu khí 136/03, tàu khảo sát địa chấn Viking II do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thuê khi đang khảo sát địa chấn đã bị một số tàu cá của Trung Quốc, dưới sự yểm trợ của tàu ngư chính Trung Quốc, cản trở hoạt động, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cho biết. 

“Vào lúc 6 giờ ngày 9-6-2011, trong khi tàu Viking II do Tập đoàn dầu khí Việt Nam thuê đang tiến hành thu nổ địa chấn 3D lô 136/03 (tọa độ 6 độ 47,5’ Bắc và 109 độ 17,5’ Đông) tại khu vực thềm lục địa của Việt Nam, thì tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 62226 được sự yểm trợ của hai tàu ngư chính Trung Quốc số hiệu 311 và 303 đã chạy ngang qua mũi tàu Viking II sau đó đổi hướng và gia tăng tốc độ.

Mặc dù phía Việt Nam đã phát pháo hiệu cảnh báo nhưng tàu 62226 vẫn cố tình lao vào tuyến cáp khảo sát của tàu Viking II và bộ phận cắt cáp chuyên dụng của tàu 62226 đã mắc vào tuyến cáp của tàu Viking II, làm cho tàu Viking II không thể hoạt động bình thường. Tiếp đó, hai tàu ngư chính 311 và 303 cùng với nhiều tàu cá khác của Trung Quốc đã vào giải cứu cho tàu 62226.

Tàu ngư chính 311 là một trong những tàu tuần ngư lớn nhất của Trung Quốc. Ảnh: China Daily.
Tàu ngư chính 311 là một trong những tàu tuần ngư lớn nhất của Trung Quốc. Ảnh: China Daily..

Khu vực hoạt động thu nổ địa chấn nói trên của tàu Viking II nằm trong thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982.

Hành động nói trên của các tàu cá và tàu ngư chính Trung Quốc là hoàn toàn có chủ ý, được tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng, đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đi ngược lại nhận thức chung giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước về việc duy trì hòa bình, ổn định tại Biển Đông, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế đối với Tập đoàn dầu khí Việt Nam.

Đáng chú ý là vụ việc nói trên xảy ra ngay sau vụ tàu Hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 tại lô 148 thuộc thềm lục địa của Việt Nam ngày 26-5 vừa qua, làm cho tình hình Biển Đông tiếp tục căng thẳng.

Các hành động có tính hệ thống này của phía Trung Quốc là nhằm biến khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp, thực hiện mục tiêu biến yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc thành hiện thực. Đây là điều phía Việt Nam không thể chấp nhận.

Phía Việt Nam phản đối mạnh mẽ việc làm nói trên của phía Trung Quốc; yêu cầu phía Trung Quốc xuất phát từ tầm cao chiến lược của quan hệ Việt – Trung, chấm dứt ngay và không để tái diễn mọi hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bồi thường thiệt hại đã gây ra cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Chiều ngày 09-6-2011, Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối hành động này của phía Trung Quốc và nêu rõ lập trường của Việt Nam”.

Theo TTXVN

Tin cập nhật: Biểu tình phản đối Trung Quốc 5/6/2011 – Người trong cuộc nói gì?

On the net

GS Tương Lai tại cuộc biểu tình sáng 5/6/2011 (Ảnh internet)

Nếu phủ nhận rằng không có cuộc biểu tình là một sự nói dối. Và nhân dân thành phố HCM mà tôi có mặt là không thể tha thứ được.

Ô. Nguyễn Quốc Thái

Tin liên quan:

Lòng yêu nước

G.S Tương Lai là một trong những vị nhân sĩ Việt Nam đi hàng đầu trong cuộc biểu tình trước cổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại TPHCM. Ông tường thuật lại như sau:

“Tôi có mặt trước cổng Lãnh sự quán Trung Quốc lúc 7:45 phút. Lúc bấy giờ đoàn các vị nhân sĩ đi đầu và sau đó là thanh niên nhập vào, họ đi một lúc, rồi lùi về phía sau và thanh niên đi về phía trước. Thực ra tôi chỉ đứng một điểm, một chỗ đó thôi. Và riêng chỗ tôi đứng là nhìn thẳng vào Dinh Độc Lập và đoàn biểu tình đi qua thì tôi quay phim, chụp ảnh, thì nhiều đợt lắm.

Tôi đứng đấy quay phim 3 đợt, thì mỗi đợt có lẽ cũng vài ba trăm thanh niên. Riêng đoàn mà tôi chứng kiến thì hơn 1,000 người. Kéo dài mãi từ lúc 8h kém 15 đó cho đến khi tôi mệt quá rồi, tôi về uống cà phê với các anh Lê Công Giầu, Huỳnh Tấn Mẫn, Lê Hiếu Đằng, Đỗ Trung Quân, Huy Đức… thì lúc uống cà phê xong thì cũng là 11h 15, thì lúc bấy giờ mới thấy đoàn các bạn thanh niên mới ra về.”

Chúng tôi cũng liên lạc với ông Nguyễn Quốc Thái, nguyên Tổng thư ký Báo Doanh Nghiệp, một trong những nhân vật có mặt trong buổi biểu tình sáng 5/6 và được ông cho biết:

“Sáng ngày 5/6, ở Sài Gòn đã xảy ra một cuộc biểu tình, theo tôi khoảng 4,000 người. Đây là một cuộc biểu tình thực sự xảy ra do nhân dân thành phố HCM cùng nhau biểu lộ thái độ phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc đã có hành động không được đứng đắn với Việt Nam.

Tôi phải nói rằng, là một người tham dự cuộc biểu tình, tôi rất xúc động, thấy nhiều tầng lớp quần chúng, những người trí thức, những người lao động chân tay đã cùng đứng bên nhau trong cuộc biểu tình này. Và như một chú thích sau một tấm ảnh trên mạng anh Ba Sàm ở Việt Nam thì những người đó không cùng một lứa tuổi, cùng một tôn giáo, cùng một chính kiến nhưng họ đã cùng đứng chung với nhau ở lòng yêu nước.”

Cả 2 vị nhân sĩ này đều có chung một nhận xét là cuộc biểu tình mới diễn ra có sự đóng góp của đông đảo mọi tầng lớp, già có, trẻ có, từ những người lao động chân tay, cho đến tầng lớp trí thức và quan trọng nhất những người tham gia biểu tình đã thể hiện một tình yêu nước vô tư, họ thấy đó là trách nhiệm mà bất kỳ một người yêu nước nào đều phải đứng lên, thể hiện tiếng nói của mình trước sự chèn ép của nước láng giềng với đất nước mình.
G.S Tương Lai cho biết tiếp:

“Khi thấy đoàn của những người đã từng dày dạn đấu tranh, chống đế quốc bảo vệ đất nước, thì đám trẻ lấy làm vui mừng, sung sướng, họ hòa vào, nhập cùng đoàn đó, để vừa đi, vừa hô khẩu hiệu rất là vui, và rất là ôn hoà, không có một cử chỉ nào là bạo động, là đập phá cả. Đó là một sự thật và cuộc biểu tình đó theo tôi nghĩ là có ý nghĩa, biểu dương lực lượng và hết sức lành mạnh và nó hỗ trợ cho cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, trên mặt trận quốc phòng, quân sự.”

Biểu tình hay “tự phát tụ tập”?

Tuy nhiên trước những gì mà các bậc tiền bối chứng kiến, tham gia, ghi nhận và xúc động qua lời kể với chúng tôi, thì TTXVN lại cho rằng thông tin đó là sai sự thật. G.S Tương Lai thẳng thắn nhận xét:

“Thông tin này của TTX thì tôi không biết là TTX đưa tin cho ai, đưa tin cho nhân dân, đưa tin cho công luận quốc tế hay là đưa tin để làm vừa lòng các ông Trung Quốc thì tôi không biết. Nhưng nếu nói rằng thông tin về cuộc biểu tình là sai sự thật, thì thế nào là sự thật nhỉ?

Đó vấn đề là ở cái chỗ ấy. Sự thật là chúng tôi đứng trước cổng Tổng lãnh sự quán Trung quốc ở đường Phạm Ngọc Thạch, chúng tôi đã đi trên dọc những con đường và hô khẩu hiệu Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam, Việt Nam không chịu khuất phục và có những khẩu hiệu rất vui là các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải giữ lấy nước và khẩu hiệu đó là của cô cầm lên có ảnh bác Hồ rất là đẹp.

Hôm nay tôi nhìn lại trên mạng, thì có những hình ảnh thật cảm động, hình ảnh, những gương mặt thanh niên trẻ măng, rất sáng, hiền lành đưa khẩu hiệu Hoà Bình và Công Lý, chẳng lẽ đó không phải là sự thật hay sao?”

Sự thật mà G.S Tương Lai cho biết không chỉ dừng lại ở những nghĩa cử của tầng lớp thanh niên, mà điều đó được khơi nguồn từ các thế hệ đi trước. Điều đó khó có thể gọi là một sự tự phát, khi mà hành động của thế hệ thanh niên được cộng hưởng với ý chí của thế hệ đi trước.

“Có một sự thật nữa là bên cạnh những gương mặt rất trẻ đẹp ấy, là gương mặt của những người già. Người già nhất là cụ Nguyễn Đình Đầu, nhà khoa học, người bạn vong niên của tôi. Ông là nhà địa lý, giữ được những bản đồ cổ nhất và vừa rồi ông đã đưa những bản đồ cổ của Hoàng Sa, Trường Sa ra và đó là một tư liệu hết sức quý báu cho cuộc đấu tranh về mặt pháp lý và trên công pháp quốc tế. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu năm nay đã 92 tuổi. Trong những người ấy, có những người là cựu tù Côn Đảo như là Huỳnh Tấn Mẫn, Lê Công Giầu, Cao Lập. Có những người đã đấu tranh dưới thời chính quyền Sài Gòn cũ, như Lê Hiếu Đằng…

Buổi hôm nay, nếu không xuống đường ở đây, thì nằm nhà, nghĩ cũng tủi cho thân phận trí thức. Nhưng ra đây rồi, bây giờ vui lắm, khoẻ lắm, đấy là chúng tôi nói với nhau như vậy.”

Trước kết luận TTX Việt Nam nói rằng “cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc” là sai sự thật và chỉ là “tự phát tụ tập” ông Nguyễn Quốc Thái thẳng thắn chia sẻ:

“Nếu phủ nhận rằng không có cuộc biểu tình là một sự nói dối. Và nhân dân thành phố HCM mà tôi có mặt là không thể tha thứ được. Và tôi xác nhận là có cuộc biểu tình đó và tôi có mặt trong cuộc biểu tình đó.”

Những gì mà G.S Tương Lai và ông Nguyễn Quốc Thái chia sẻ là của những người trong cuộc, tham gia vào cuộc biểu tình, mắt thấy, tai nghe.

Theo RFA

Hình chụp bản tin của TTXVN trên trang Vietnamplus

Hình ảnh biểu tình phản đối Trung Quốc tại TP.HCM sáng 5/6/2011

Biểu tình tại Sài Gòn 5.6.2011 – Ảnh Nguyễn Minh Đức

Ảnh: Nguyễn Minh Đức

Bộ ảnh: Biểu tình ôn hòa phản đối Trung Quốc sáng 5/6/2011 tại Hà Nội

On the net

Đây là hành động tự phát của người dân. Cuộc tuần hành, theo tôi được biết, đã diễn ra bình tĩnh, trật tự, không cản trở giao thông và cũng không mang các biểu ngữ mang tính kích động. Nhưng theo tôi là không nên, dù đây bắt nguồn từ lòng yêu nước. Người dân phải tin rằng Nhà nước sẽ có giải pháp, có đủ trách nhiệm để vừa giữ chủ quyền lãnh thổ vừa duy trì hòa khí và quan hệ với Trung Quốc

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh trả lời BBC bên lề Đối thoại Shangri-La tại Singapore ngày 5-6 khi được hỏi có những người dân tụ tập tại Hà Nội và TP.HCM để phản đối Trung Quốc

Biểu tình ông hòa phản đối Trung Quốc sáng 5/6/2011 tại Hà Nội

Nhiếp ảnh gia Na Sơn – Hà Nội


Ảnh Na Sơn

Theo blog quechoa

Bộ ảnh: Biểu tình ôn hòa phản đối Trung Quốc tại Sài Gòn sáng 05/06/2011

On the net

Biểu tình ôn hòa phản đối Trung Quốc tại Sài Gòn sáng 05/06/2011

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Minh Đức – Sài Gòn

Ảnh Nguyễn Minh Đức

Theo blog quechoa

Tin cập nhật: Tuần hành phản đối Trung Quốc sáng 5.6.2011 tại Sài Gòn – Khi lòng yêu nước dâng trào!

On the net

Từ trái qua: Đình Vượng, Vương Đình Chữ, cụ Nguyễn Đình Đầu, cựu “quan chức” Mặt trận Tổ quốc Lê Hiếu Đằng, Nhà thơ Đỗ Trung Quân, Nhà báo Nguyễn Quốc Thái, cô Trần Tử Vân Anh, Andre Hồ Cương Quyết, Huỳnh Tấn Mẫm

Khi lòng yêu nước dâng trào!

Đúng 8g sáng ngày chủ nhật 5.6.20011, cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn và xâm lược Việt Nam đã bắt đầu tại Saigon.

Thật bất ngờ và có lẽ bất ngờ hơn với lực lượng an ninh (?) là sự xuất hiện của Giáo sư – nhà sử học Nguyễn Đình Đầu, lịch sự với cravate và những nhân vật lừng danh một thời – những “chuyên gia biểu tình” trước 1975 ở Saigon: Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Lê Hiếu Đằng, Cao Lập, nhà thơ Nguyễn Quốc Thái… bên cạnh đó là nhà sử học Đinh Kim Phúc, nhà thơ Đỗ Trung Quân, Andre Mendras (Hồ Cương Quyết)… ở khu vực đầu nhà thờ Đức Bà.

Sau một cuộc tranh luận ngắn giữa ông Cao Lập (đương kim giám đốc Khu du lịch Văn Thánh) và các nhân viên công lực, Andre Mendras đã bung khẩu hiệu ra… Nhân viên công lực nhượng bộ, bắt đầu cho một ngày lịch sử.

Một số các bạn trẻ mai phục sẵn gần đó đã tham gia ngay vào nhóm này. Các tấm biểu ngữ khẩu hiệu được nhóm này phân phát cho các bạn trẻ, cộng thêm các khẩu hiệu do chính các bạn trẻ chuẩn bị trước được giương lên. Họ kéo đến Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai – Phạm Ngọc Thạch. Những tiếng hô đả đảo Trung Quốc, Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam không ngừng vang lên, càng lúc càng to và càng khí thế…

Ông Nguyễn Văn Đua – Phó bí thư thường trực Thành ủy, Ông Nguyễn Thành Tài – Phó chủ tịch UBND cũng có mặt tại “hiện trường” và có cuộc trao đổi với hai ông Huỳnh Tấn Mẫm và Lê Hiếu Đằng. Nội dung cuộc trao đổi này còn trong vòng “bí mật”.

Tiếp đó là một cuộc tuần hành rầm rộ lôi kéo theo những người đi đường. Họ đi một vòng qua đường Lê Duẩn – Pasteur trở lại Nguyễn Thị Minh Khai trước Lãnh sự quán Trung Quốc. Rồi lại đi tiếp qua Đồng Khởi, qua UBND thành phố, chợ Bến Thành, Dinh Thống Nhất, Tổng Lãnh sự Mỹ, qua Văn phòng Hội Cựu Chiến binh … rồi quay trở lại Tổng Lãnh sự TQ. Lúc này số người tham dự đã lên tới trên 1000 người. Khí thế hừng hực. Một cô bạn trẻ nói với tôi: “Sau hôm nay, nếu có bị bắt thì cũng rất đáng để trả giá”. Khoảng hơn 11g, một vị hiệu trưởng Đại học xuất hiện nói chuyện với người biểu tình, bị các bạn trẻ phản ứng dữ dội. Ông ta nói phải tôn trọng luật pháp. Các bạn trẻ đáp lại, “thày hãy về học luật đi”…

Đám biểu tình bị chia cắt làm 3 khúc. Tôi theo một nhóm và tan hàng sau 12g. Nghe nói một số vẫn còn bám trụ… và hẹn tiếp tục vào chủ nhật tới.

Một điều đáng nói là ngoài các bạn trẻ tham gia, tôi gặp nhiều nhân vật “cộm cán” lề phải với tư cách quan sát, hoặc trực tiếp tham gia biểu tình như: Hồ Thu Hồng (Beo) – Tổng biên tập báo Thể Thao Thành phố, Phạm Xuân Nguyên – Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, Thế Thanh – Cựu Phó giám đốc Sở Văn hóa Thông tin, Giáo sư Chu Hảo, nhà báo Nguyễn Trọng Chức – cựu Tổng thư ký báo Tuổi Trẻ chủ nhật, Nguyễn Tâm Chánh – Tổng biên tập Sài Gòn Tiếp Thị, nhà báo Huy Đức… và một số nhà văn, nhà thơ… không cần biết lề gì.

Rất tiếc, một số anh em văn nghệ sĩ đã từng tham gia biểu tình năm 2007 đã không thể có mặt, hoặc bị giữ tại công an phường, hoặc bị giữ tại nhà. Bản thân tôi cũng bị canh cửa.

Điều cuối cùng tôi muốn kể về ngày hôm nay là những giọt nước mắt của nhà văn Nguyên Minh, một ông bạn già trên 70, ông đã khóc khi tận mắt chứng kiến lòng yêu nước của người dân dâng trào trước nguy nan của tổ quốc. Điều mà ông nghĩ không thể xảy ra được trong chế độ chúng ta đang sống.

Saigon 5.6.2011

Tường thuật của nhà văn Nguyễn Viện từ Sài Gòn

Nguyễn Viện

Tin cập nhật: Ngày 5.6.2011 – Ngày hội của lòng yêu nước

On the net

Chính thức khai mạc vào ngày 5.6.2011, ngày hội biển đảo tỉnh Quảng Ngãi chính là một cơ hội để lòng yêu nước, yêu những ngư dân đang bám biển bám đảo được thể hiện

Ngày hội của lòng yêu nước

Quảng Ngãi là tỉnh có 130 km bờ biển, có đảo Lý Sơn, và trong quá khứ đã có những liên hệ mật thiết với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thông qua hoạt động của các đội hùng binh đưa thuyền vượt biển tới đóng mốc chủ quyền và trấn giữ ở hai quần đảo này.

Hiện nay ngư dân đảo Lý Sơn và Quảng Ngãi vẫn tiếp tục đánh bắt hải sản trên những vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì vậy, “Ngày hội văn hóa du lịch biển đảo tỉnh Quảng Ngãi” được tổ chức trong thời điểm này không chỉ đơn thuần là một lễ hội du lịch văn hóa, mà đã mang tính chất một ngày hội biểu dương lòng yêu nước không chỉ của người dân Quảng Ngãi.

Chính thức khai mạc vào ngày 5.6.2011, ngày hội biển đảo tỉnh Quảng Ngãi chính là một cơ hội để lòng yêu nước, yêu những ngư dân đang bám biển bám đảo được thể hiện. Ấy là những hoạt động văn nghệ, những hoạt động du lịch nhắm về đảo Lý Sơn, ấy là cuộc triển lãm “Di sản văn hóa biển Quảng Ngãi và miền Trung” để giới thiệu một cách toàn diện hành trình văn hóa biển của Quảng Ngãi, cũng như hành trình của cha ông chúng ta từ đảo Lý Sơn đi trấn giữ Hoàng Sa và Trường Sa. Các tài liệu, văn bản chứng minh chủ quyền Việt Nam ở hai quần đảo này từ nhiều thế kỷ trước cũng sẽ được giới thiệu trong cuộc triển lãm lớn này.

Thảy đều mang ý nghĩa sâu sắc và chắc chắn sẽ có sức lan tỏa mãnh liệt.

Thanh Thảo

Theo thanhnien