Tin cập nhật: Cù Huy Hà Vũ bị bắt quả tang tại khách sạn

On the net

Ông Cù Huy Hà Vũ, 53 tuổi, là con trai của nhà thơ Huy Cận và là con nuôi của nhà thơ Xuân Diệu. Mẹ của ông là bà Ngô Thị Xuân Như, em ruột nhà thơ Xuân Diệu.

Ông Cù Huy Hà Vũ từng được biết đến với việc nộp đơn tự ứng cử chức Bộ trưởng Bộ VHTT hồi năm 2006.

Ông Cù Huy Hà Vũ cũng được nhiều người biết đến với danh xưng là luật sư. Tuy nhiên, tháng 7/2009, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã có văn bản khẳng định: Ông Cù Huy Hà Vũ không phải là luật sư.

Luật sư Cù Huy Hà Vũ bị tạm giữ hành chính

TTO – Nguồn tin từ cơ quan an ninh (Bộ Công an) ngày 5-11 cho biết, đã tạm giữ hành chính để làm việc với luật sư Cù Huy Hà Vũ tại một khách sạn tại TP.HCM.

Luật sư Cù Huy Hà Vũ (ngồi) – Ảnh do cơ quan an ninh cung cấp

Trước đó, vào khoảng 0 giờ ngày 4-11, công an P.11, Q.6 phát hiện tại một khách sạn trên đường số 10, P.11, Q.6 ông Cù Huy Hà Vũ và bà H.L.N.Q trong tư thế rất “riêng tư”.

Kiểm tra hành lý trong phòng, lực lượng chức năng phát hiện trong valy nhỏ đựng 1 máy tính xách tay chứa nhiều dữ liệu quan trọng và tư trang quần áo. Cơ quan công an đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với ông Vũ và bà Q. ngay tại khách sạn, có sự chứng kiến và ký tên của chủ khách sạn.

Tuy nhiên, chỉ có cô Q. ký xác nhận, còn ông Cù Huy Hà Vũ có thái độ bất hợp tác, hành hung người thi hành công vụ. Sau khi hoàn tất thủ tục biên bản vi phạm hành chính, cơ quan chức năng đã đưa các đối tượng về trụ sở công an phường làm việc.

Theo tài liệu của cơ quan an ninh, ông Cù Huy Hà Vũ, sinh 1957, ngụ tại đường Điện Biên Phủ, Hà Nội. Ông Vũ có học vị là tiến sĩ luật, có vợ là luật sư. Ông Vũ có hai con trai đang du học tại Mỹ và Trung Quốc. Năm 1986, ông Vũ từng bị Công an quận Ba Đình, Hà Nội khởi tố về hành vi đánh người gây thương tích. Trong khi đó, bà H.L.N.Q là luật sư, chưa từng kết hôn.

Hiện cơ quan an ninh đang tiếp tục điều tra, làm rõ một số hành vi vi phạm pháp luật khác của ông Vũ. 

HOÀNG KHƯƠNG

Link: http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=409453&ChannelID=3

Tin sốc: Ông Cù Huy Hà Vũ bị bắt vì tội gì?

On the net

Tin BBC – Ông Cù Huy Hà Vũ bị bắt

Gia đình tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, người từng kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho hay ông vừa bị công an bắt hôm thứ Sáu 05/11 tại TP Hồ Chí Minh.

Họ cũng cho hay cho tới cuối buổi chiều, ông Hà Vũ vẫn bị giữ tại công an Quận 11 và tư gia của ông ở phố Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội, bị khám xét.

Tin chưa được kiểm chứng nói ông Cù Huy Hà Vũ bị bắt vì “một cô gái vào phòng khách sạn của ông lúc nửa đêm”.

Tuy nhiên thân nhân của ông cho rằng lý do thực sự của việc bắt giữ này là ở các chỉ trích mạnh bạo của ông hướng về phía chính quyền.

Ông cũng là người thường xuyên trả lời phỏng vấn đài báo nước ngoài về các vấn đề chính trị-xã hội ở trong nước.

Trả lời BBC qua điện thoại từ Việt Nam, ông Cù Huy Chử, chú của luật sư Hà Vũ tin rằng “cô gái đó là của công an”.

Ông Chử, người từng công tác tại Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng và là giáo sư giảng dạy tại Phân viện TP.Hồ Chí Minh của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhưng nay đã nghỉ hưu, xác nhận ông đã nói chuyện với luật sư Hà Vũ khi ông Vũ đang bị giữ ở đồn công an.

Đài BBC chưa có điều kiện kiểm chứng với nhà chức trách và không liên lạc trực tiếp được với ông Cù Huy Hà Vũ.

Tin BBC

Tin VOA – Luật sư Cù Huy Hà Vũ bị bắt

Một luật sư nổi tiếng từng kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về những vấn đề môi trường đã bị bắt hôm thứ Sáu.

Hãng thông tấn Pháp trích lời một người chú bác của ông Cù Huy Hà Vũ nói rằng ông Vũ bị bắt tại một khách sạn ở Sài Gòn vì có quan hệ tính dục với một người hành nghề mại dâm.

Cảnh sát Việt Nam chưa xác nhận vụ bắt giữ này.

Năm 2009, ông Cù Huy Hà Vũ đã nộp đơn kiện ông Nguyễn Tấn Dũng để tìm cách ngăn chận dự án khai thác bauxite Tây Nguyên, nhưng đơn kiện đã bị bác.

Tháng trước, ông lại nộp đơn kiện thủ tướng về một nghị định cấm khiếu kiện tập thể. Và mới đây ông cũng lên tiếng đả kích chính phủ về việc ngăn không cho văn phòng luật của ông bào chữa cho các bị cáo trong vụ án Cồn Dầu, một vụ tranh chấp gây chết người mà giới hoạt động nhân quyền gọi là vụ đàn áp giáo dân Công giáo ở Giáo xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng.

Một người chú bác khác của ông Cù Huy Hà Vũ đang dạy học tại Học viện Ngoại giao ở Sài Gòn nói với hãng thông tấn Pháp rằng ông tin là cáo giác mua dâm chỉ là một cái cớ do chính quyền tạo ra và cháu ông đã từng bị câu lưu vì chỉ trích Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Việc mua dâm được xem là một tội nhẹ ở Việt Nam và ông Cù Huy Hà Vũ sẽ chỉ phải nộp phạt trong trường hợp bị truy tố và kết tội.

Nguồn: DPA, VietCatholic.net

Tin VOA

Activist lawyer arrested in Vietnam

Hanoi – A prominent lawyer who had sued Vietnam’s prime minister over environmental issues was arrested Friday, the lawyer’s uncle said.

Cu Huy Ha Vu was arrested at a hotel in Ho Chi Minh City early morning, his uncle Cu Huy Chu told the German Press Agency dpa.

Police said Vu was arrested for having sexual relations with a prostitute, Chu said.

Police officials refused to confirm the arrest.

In 2009, Vu sued Prime Minister Nguyen Tan Dung in a bid to stop controversial Chinese-run bauxite mines in Vietnam’s Central Highlands, but the suit was dismissed.

Last month, the lawyer again sued the prime minister over a decree that bars groups from filing petitions or complaints with the government.

Vu’s father, Cu Huy Can, was a confidant of national leader Ho Chi Minh and the first agriculture minister of independent Vietnam. His mother’s brother, Xuan Dieu, is one of the country’s most famous poets.

Chu, another uncle, taught at the Ho Chi Minh Political Academy, the training ground for government leaders, now known as the Diplomatic Academy.

Chu said he believed the prostitution charges were an ‘excuse’, and that his nephew had been arrested for criticizing the prime minister.

Hiring a prostitute is considered a minor offense in Vietnam, and Vu would face only a fine if charged and convicted.

Link: http://www.monstersandcritics.com/news/asiapacific/news/article_1596776.php/Activist-lawyer-arrested-in-Vietnam

Góc nhìn: Nguyễn Trọng Tạo – Viết gì cho hôm nay?

On the net

Nguyễn Trọng Tạo – Viết gì cho hôm nay?

Trích…

Về nhà mở máy ra chả biết viết gì. Cái gì cũng đầy trên mạng. Chuyện chính trị ngồi đâu cũng dính vào, nhưng mở trang chủ của làng blog Việt thấy treo câu cấm đoán: CẤM BÀN CHUYỆN CHÍNH TRỊ. Thực ra chuyện chính trị thì bàn mãi không hết, chính trị ngày hôm trước đẻ ra chính trị ngày hôm sau. Càng bàn càng rối, càng thối đến nỗi trong bữa ăn có người còn kêu lên: đừng bàn chuyện đó nữa ăn mất ngon. Ngừng một lát, chuyển chủ đề một lát lại quay về chính chị chính em lúc nào không biết. Vậy mà viết lên mạng, đưa đường lin lên mạng cũng bị cự nự đủ điều, có khi toi luôn cả blog lẫn web. Vậy thì bàn chuyện XÃ HỘI. Chuyện xã hội đời sống dân sinh nói ra sự thật có sáng có tối. Nhưng nói phần tối lại sợ bị quy “phản động”. Chao ôi, sao cái nước mình lắm bọn phản động thế. Nó ở khắp nơi, trong nhà ngoài ngõ, nó nằm mai phục trong chính cái đầu của mỗi người. Thì nói chuyện KINH TẾ vậy. Khốn nỗi, dây vào chuyện kinh tế là đầy rẫy chuyện băng nhóm móc ngoặc tham ô tham nhũng hối lộ ăn chia sát phạt… Ở vùng này không chỉ tăm tối mà còn đen đặc bóng ma đủ hình đủ dạng từ cao xuống thấp từ thấp lên cao chức quyền bàn ghế. Chỉ mới viết ngấp nghé mấy cái chuyện đen đen đỏ đỏ là lập tức có lời nhắc nhở:

– Bác Tạo ơi, đừng dây chính trị nhé; sáng tác thơ nhạc đi cho chúng em nhờ.

– Chú Tạo ơi, neo nhà cẩn thận, mùa này giông bão kinh khủng lắm.

Nghe những người yêu mến khuyên răn mà lo vãi đái. Nhưng định thần ngẫm lại: Làm cái anh nhà văn mà thoát ly CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, XÃ HỘI thì ra cái anh nhà văn gì? Nhà văn cạo giấy, nhà văn bồi bút, nhà văn trên mây…

Nước ta các nhà lãnh đạo văn nghệ văn hóa lúc nào cũng nóng ruột kêu gọi phải có TÁC PHẨM LỚN, TÁC PHẨM ĐỈNH CAO… nhưng cái tư duy “phạm húy cấm kị” cực đoan nó đã và đang tiêu diệt những mong muốn lớn cao mà họ đang kêu gọi. Cứ y chang cái anh mồm thì nói còn tay thì vả vào mồm. Rốt cuộc mồm nói không ra lời mà tay thì ngày càng đau, e chừng đến lúc tay mồm cùng bại liệt.

Vậy tôi viết gì hôm nay đây? Tôi phải viết từ đáy lòng tôi với nỗi đau và niềm vui của dân mình. Ngày xưa Phùng Quán bị treo bút mà vẫn viết: ĐÃ ĐI VỚI NHÂN DÂN THÌ THƠ KHÔNG THỂ KHÁC. Nghĩa là thơ không thể khác lòng dân được. Vì vậy nhà thơ mới được nhân dân yêu quý và gìn giữ. Và các quan – nếu đứng về phía nhân dân thì chắc họ cũng sẽ yêu quý những gì mà dân yêu dân quý. Ông quan WTO Trương Đình Tuyển có lần đọc thuộc một bài thơ mà ông tâm đắc nhặt được trên báo cho tôi nghe khiến tôi thấy thật sự trân trọng ông. Đó là bài thơ THƯỜNG DÂN của Nguyễn Long:

THƯỜNG DÂN

Đông thì chật, ít thì thưa
Chẳng bao giờ thấy dư thừa thường dân
Quanh năm chân đất đầu trần
Tác tao sau những vũ vần bão giông.
Khi làm cây mác cây chông
khi thành biển cả khi không là gì
Thấp cao đâu có làm chi
Cỏ ngàn năm vẫn xanh rì cỏ thôi.
Ăn của đất, uống của trời
Dốc lòng cởi dạ cho người mình tin
Ồn ào mà vẫn lặng im
Mặc ai mua bán nổi chìm thiệt hơn
Chỉ mong ấm áo no cơm
Chắt chiu dành dụm thảo thơm ngọt lành.
Hòa vào trời đất mà xanh
Vô tư mấy kiếp mới thành thường dân…

Và khi trút áo quan thì những ông quan đi đâu? Họ đâu phải Thánh Gióng mà thoát lên trời? Câu thành ngữ xưa thật nhỡn tiền: Hết quan hoàn dân.

Vậy mấy ông quan hoàn dân có được BÀN CHUYỆN CHÍNH TRỊ không? Tôi tin họ sẽ là những tụ điểm của những câu chuyện thâm cung bí sử về CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, XÃ HỘI trong đời sống nhân dân. Lúc ấy họ có nghĩ là họ sẽ bị cấm không?

Hãy để cho toàn dân tham gia vào câu chuyện CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, XÃ HỘI của đất nước và thế giới. Hãy gỡ bỏ trên các nội quy trang mạng câu khẩu hiệu CẤM BÀN CHUYỆN CHÍNH TRỊ. Có như thế, xã hội ta mới có những tác phẩm LỚN (chứ không phải Lợn) cho ngày nay và cho đời sau.

Hà Nội, 4.11.2010

Nguyễn Trọng Tạo

Link: http://nguyentrongtao.org/2010/11/04/vi%E1%BA%BFt-gi-cho-hom-nay/

Govn: Sao lộ hàng – Mai Khôi và chùm ảnh khiêu gợi

On the net

Mai Khôi lộ hàng

Tập ảnh khiêu gợi của Mai Khôi.

Góc nhìn: Trần Đăng Tuấn – Bài thơ báo hiệu sự ra đi

On the net

Người giới thiệu bài thơ này, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho biết đây là bài ông Trần Đăng Tuấn viết trên điện thoại, hoàn thành trong đêm 3-11.

CÓ MỘT NGÀY

Có một ngày

Rời chậu cảnh, cây ra ngoài đất bãi

Đất cằn hơn và bãi rộng hơn

Có một ngày

Không vui sướng cũng không ngần ngại

Tôi rẽ vào ngả đời

Gập ghềnh hơn mà thanh thản hơn!

Tết này có ai cho rượu ngoại?

Càng thấu tình men lá rượu ngô trong

Xuân này thôi họp hành lễ lạt

Cha dắt con đi chơi non biếc nắng hồng

Giờ như bao chú cô bác khác

Cha loay hoay tìm việc để nuôi con

Chút gian khó CỦA đời cha sẽ nếm

Để gần hơn bao thân phận mất còn!

Trần Đăng Tuấn

Hà Nội, 3-11-2010

Góc nhìn: Ông Lê Thành Ân – Cuộc đời và sự nghiệp

On the net

Tổng lãnh sự Mỹ gốc Việt đầu tiên tại TP HCM Lê Thành Ân trong buổi gặp gỡ báo chí ngày 4/11. Ảnh: Vũ Lê.

Ông Lê Thành Ân – Tân Tổng lãnh sự Mỹ: Công dân của thế giới

SGTT.VN – “Chúng tôi là những công dân của thế giới”, ông Lê Thành Ân, tân Tổng lãnh sự Mỹ tại TP. HCM kể về gia đình của mình. Đó là gia đình có cha mẹ sinh ra ở Việt Nam, các con sinh ra ở Mỹ, và cả nhà đi khắp thế giới.

Năm 1965, cậu bé 10 tuổi Lê Thành Ân, người con thứ bảy trong một gia đình chín con ở Gò Công, được đưa sang học tại Mỹ sống với bà trẻ và người dì ở thủ đô Washington D.C. Đến Mỹ vào mùa đông lạnh giá, ông giữ lại trong ký ức hình ảnh những thân cây trơ trụi lá. “Ấn tượng đầu tiên của tôi là như vậy đó: đất nước giàu có này không đủ tiền để chặt những cái cây đã chết”, ông Ân kể.

Ông Lê Thành Ân, tân Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM nhiệm kỳ 2010 – 2013 tại tư gia cùng vợ và con gái út. Ảnh: Lê Quang Nhật

Cha mất năm 1972, khi ông Ân vẫn đang học ở Mỹ. Ông trưởng thành trong sự bao bọc của bà trẻ và dì, chứ hoàn toàn không phải là con nuôi của một vị đại sứ Mỹ như lời đồn đại. Khi Việt Nam thống nhất vào tháng 4.1975, ông Ân đang là sinh viên năm thứ ba ngành kỹ sư điện tử tại đại học George Washington. Gia đình ông đoàn tụ hơn 10 năm sau đó, khi mẹ ông được sang Mỹ theo chương trình định cư có trật tự.

Mối tình Việt trên đất Mỹ

Cũng nhờ sự kiện 1975, ông Ân gặp được cô gái trẻ Lâm Chí Tâm, người sau này trở thành vợ ông. Bà Tâm là con gái của một thống đốc ngân hàng quốc gia của chính quyền miền Nam Việt Nam.

Khi người Việt đổ sang Mỹ sau 1975, ông Ân trở thành tình nguyện viên trong các hoạt động giúp đỡ cộng đồng người Việt định cư thông qua các tổ chức nhà thờ. Đồng thời, ông giúp dì và bà trẻ lập trung tâm Phật giáo cho người Việt ở Washington D.C, sau này xây dựng thành một ngôi chùa. Bà Tâm, khi đó mới 16 tuổi, cùng gia đình được mời tham gia. Cha bà đã “chọn mặt gửi vàng” ngay từ lúc đó nhưng mối tình của hai người vài năm sau mới nảy nở. “Hồi đó tôi chê anh Ân quá cao so với mình. Cha tôi bảo: “Con gái, đừng nhìn bề ngoài, vì cái đẹp thì ngày tháng cũng qua đi, nhưng tính tình tốt thì sẽ còn mãi. Anh ấy là người có học thức, có thể không giàu có nhưng sẽ luôn lo được cho gia đình”.

Họ kết hôn năm 1981 với một đám cưới truyền thống, cô dâu chú rể mặc áo dài, khăn đóng. Bà Tâm lui về làm nội trợ, trở thành hậu phương cho chồng theo đuổi sự nghiệp. Ông Ân làm việc trong bộ Hải quân Mỹ 15 năm, cho đến năm 1991 thì gia nhập bộ Ngoại giao và đưa gia đình sang Bắc Kinh. Đây là thời điểm ông bắt đầu cuộc sống của một nhân viên ngoại giao và đưa gia đình gốc Việt của ông trở thành “các công dân thế giới”, theo cách miêu tả của Mỹ Liên, con gái đầu lòng của ông Ân. Mỹ Liên năm nay 26 tuổi, vừa tốt nghiệp cao học ngành chính trị của trường American University ở Washington D.C. Con trai thứ hai của ông bà là Thành Nghiêm, 25 tuổi, đã tốt nghiệp đại học và đang làm việc cho một công ty tin học tại Mỹ. Còn cô con gái út Mỹ Anh đã không ở lại học nốt trung học tại Pháp mà theo bố mẹ về Việt Nam. Quốc tịch Mỹ, nhưng sinh ở Hong Kong và chưa bao giờ thực sự ở Mỹ, Mỹ Anh coi việc theo bố mẹ về Việt Nam là cơ hội để học tiếng Việt và tìm hiểu về văn hoá nguồn cội.

“Tôi không có chiếc đũa thần”

Ông Ân kể, ba năm ở Bắc Kinh là thời gian ông chứng kiến sự thay đổi chóng mặt của Trung Quốc về kinh tế và xã hội: “Sức phát triển kinh tế của Trung Quốc lúc đó cũng giống như những gì chúng ta đang chứng kiến ở Việt Nam hiện nay, như một chai champagne đã bật tung nắp thì không thể nút lại được”. Trong suốt những năm sau đó, công việc của một viên chức ngoại giao đưa ông và gia đình đến nhiều quốc gia châu Á khác như Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc. Ông có nhiều dịp về Việt Nam, lúc thì với gia đình, lúc thì với công việc như lần tổ chức chuyến thăm của Tổng thống Bill Clinton đến Việt Nam năm 2000.

Ông Ân coi việc trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên giữ chức Tổng lãnh sự tại TP.HCM vừa là một lợi thế, vừa là thách thức. Những hiểu biết về văn hoá Việt Nam sẽ giúp ông trong việc quản lý, điều hành một cơ quan ngoại giao tại Việt Nam. Nhưng ông nhận thức rằng có những sức ép đến từ mong đợi cao ở một nhà ngoại giao Mỹ gốc Việt: “Tôi hiểu rằng có rất nhiều người, trong đó có cộng đồng Việt Kiều, có những trông đợi quá cao ở tôi. Nhưng tôi không có chiếc đũa thần để vung lên và mọi chuyện diễn ra theo ý mọi người. Công việc của tôi ở đây là công việc của một người đại diện cho Tổng thống Obama và thực hiện chính sách ngoại giao của Mỹ nhằm thúc đẩy quan hệ song phương và hiểu biết giữa hai nước”.

Tân tổng lãnh sự cho biết, một trong những ưu tiên của ông trong nhiệm kỳ ở TP.HCM là tập trung phát triển hợp tác giáo dục, tìm cách giúp sinh viên Việt Nam có năng lực và đủ tiêu chuẩn nhận được cơ hội giáo dục ở Mỹ. “Cách đây tám năm, lần đầu tiên vợ chồng tôi đưa các con trở về. Chúng tôi đến thăm các nhà trẻ mồ côi, trường học, bệnh viện. Khi trở về, bọn trẻ hiểu và trân trọng cuộc sống của mình hơn. Gia đình tôi đã thoả thuận với nhau, rằng đến giáng sinh chúng tôi sẽ không tặng quà cho nhau nữa, mà dùng số tiền ấy để mua quà cho trẻ em ở Việt Nam. Sau đó, cứ mỗi giáng sinh, trừ giáng sinh năm ngoái, gia đình lại về và đi thăm, tặng đồ chơi cho các em nhỏ ở các nhà trẻ mồ côi và bệnh viện”, ông Ân kể.

Gia đình ông Ân vì thế cũng muốn tham gia vào các hoạt động từ thiện, gây quỹ… giúp đỡ trẻ em ở Việt Nam, trong thời gian ông tại nhiệm.

Link: http://sgtt.vn/Loi-song/129066/Ong-Le-Thanh-An—Tan-Tong-lanh-su-My-Cong-dan-cua-the-gioi.html