Tin nóng: Hình ảnh xuống đường phản đối Trung Quốc ngày 5.6.2011 tại Sài Gòn

On the net

Lịch sử đã không lập lại những hình ảnh ấu trĩ và đáng hổ thẹn của cuộc biểu tình năm 2007. Người biểu tình đã được đối xử nhẹ nhàng, lực lượng an ninh đã không “xuống tay” với người tuần hành. Đó là một điểm đáng ghi nhận. Kinh nghiệm ứng phó với biểu tình như vậy là có tiến bộ một bước.

Dr. Nikonian – Xin cứ tự tin

Ngược với những đồn đoán vô căn cứ và khá nhiều lời răn đe để che dấu sự hèn nhát của một số bậc “cha chú” , cuộc biểu tình chống âm mưu xâm lược của Trung Quốc vào ngày 5.6.2011 trước Lãnh sự quán tại Sài Gòn đã diễn ra rất đẹp về nhiều mặt.


Đúng 8 giờ sáng, khá đông người dân đã đứng hàng ngang rất trật tự trước cổng lãnh sự quán Tàu, cùng hô to các khẩu hiệu ủng hộ chủ quyền đất nước, phản đối giặc xâm lăng.

Lúc này, các ngã đường đổ về khu vực hồ Con rùa tuy đã dựng khá nhiều barrier nhưng người dân vẫn được phép di chuyển vào khu vực trước Lãnh sự quán.

Đang di chuyển từ đường Nguyễn thị Minh Khai sang Nhà văn hóa Thanh niên

Sau đó, đám đông di chuyển trật tự ra trước cổng Nhà văn hóa Thanh niên, lại hô vang các khẩu hiệu ái quốc một lần nữa rồi tuần hành ra trước Dinh Độc Lập để diễu hành.

Công lý và hòa bình trên biển Đông. Đằng sau là ảnh Nguyễn Ái Quốc

Một hành động rất thiết thực để kỷ niệm ngày thanh niên Nguyễn Ái Quốc đi tìm đường cứu nước

Sau khi đoàn diễu hành đi ra khỏi đường Phạm Ngọc Thạch, tất cả các chốt chặn bị phong tỏa tối đa. Không một người dân nào được tiến vào bên trong. Đã xuất hiện vài cuộc tranh luận nóng giữa một vài người dân nóng lòng muốn tham gia biểu tình và lưc lượng cảnh sát. Tuy nhiên, theo lời phân trần của một bác công an áo xanh gác barrier: “mấy anh có cha có mẹ phải nghe lời, tui cũng có cấp trên vậy!”. Nghe ra, người dân bèn gật gù thông cảm :-D . (Hóa ra sự chặn đường vào khu vực lãnh sự quán Tàu cũng có cái hay. Bà con mình liền tuần hành một vòng quận 1, kéo tuốt xuống Lê Lợi, Chợ Bến Thành… Nêú đây là dụng ý “tuyên truyền sâu rộng” của chính quyền thì xin thank you một cái, nha!)

Phải ghi nhận biểu tình đã xảy ra rất đẹp về cả hai phía. Người dân tuy rất khí thế nhưng vẫn rất kiềm chế, không hề có biểu hiện quá khích, đập phá. Hoàn toàn không có một biểu hiện nào chống đối chính quyền. Hoàn toàn không ai khiêu khích lực lượng an ninh dày đặc đang làm nhiệm vụ.

Họ đi bên nhau, hô vang các khẩu hiệu ái quốc, thong dong, nhẹ nhõm, mặt rạng ngời trong những trang phục đẹp và rất thời trang. Họ hô to “Diệc Nam, Diệc Nam” bằng chất giọng Sài gòn rất đáng yêu.

Hình ảnh rạng rỡ, thong dong của những người trẻ yêu nước vô vị lợi



Đi biểu tình chống tàu cũng đeo khoen tai rất thời trang nè bà con

Nhìn họ, ta biết họ xuống đường vì, và chỉ vì Tổ quốc bị xâm hại. Không vì bất cứ lý do nào khác!

Nhìn họ, những ý đồ chụp mũ “kẻ địch lợi dụng”, “âm mưu phá hoại của địch”… ắt cũng phải thấy hổ thẹn mà ngậm miệng.

Cũng phải ghi nhận thái độ rất phải chăng của lực lượng an ninh. Tuy dày đặc, hoàn toàn không có động thái nào cứng rắn với đoàn biểu tình: không phá sóng điện thoại, không đánh đâp, không lôi xềnh xệch lên xe bít bùng, không quát nạt…

Trước lời hỏi kháy “anh có phải người Việt Nam không?” của một người dân, một chú phú lít trẻ trả lời: “Tôi là người Việt, nhưng phải làm nhiệm vụ”. Thôi vậy cũng được! Còn hơn là người Việt với nhau, lại bức hại nhau vì thằng hàng xóm nham hiểm đằng sau thì quả thực nhà mình vô phúc!

Thậm chí, kết thúc cuộc tranh luận bỏ túi trước lãnh sự quán Tàu giữa một nhân viên an ninh với người dân, đôi bên đã bắt tay nhau vui vẻ hẹn ngày đi nhậu. Happy drinks, thưa đồng bào!.

Lịch sử đã không lập lại những hình ảnh ấu trĩ và đáng hổ thẹn của cuộc biểu tình năm 2007. Người biểu tình đã được đối xử nhẹ nhàng, lực lượng an ninh đã không “xuống tay” với người tuần hành. Đó là một điểm đáng ghi nhận. Kinh nghiệm ứng phó với biểu tình như vậy là có tiến bộ một bước.

Đông nhưng không chơi rắn

Cảnh sát đang hướng dẫn người dân không được di chuyển vào khu vực trước Lãnh sự quán


Người dân này đã từng là bộ đội, đón taxi từ Quận 12 lên tham gia biểu tình nhưng không lọt qua được hàng rào cảnh sát, bèn văng tục: “ĐM tụi Tàu. Tui sẵn sàng vô lính lần nữa, uýnh chết cha tụi nó nè!”


Kết thúc tranh luận giữa một người biểu tình và nhân viên an ninh, đôi bên vui vẻ hẹn ngày đi nhậu

Người Sài Gòn hôm nay đã biểu lộ nhiệt tâm yêu nước bằng môt thái độ rất đẹp! Trước sự ung dung xuống đường hôm nay của người trẻ Sài gòn, mọi lời khuyên răn và chỉ bảo trịch thượng đã hiện nguyên bản chất tháu cáy, huênh hoang và lố bịch.

Tại sao lại tháu cáy lên giọng, nếu không nói là phải nghiêng mình kính phục lòng yêu nước vô vị lợi của người trẻ hôm nay?

Những người cầm quyền thật sự đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, ắt đang thở phào nhẹ nhõm và tự tin hơn bao giờ hết sau cuộc biểu tình hôm nay.

Lòng dân đẹp và trong sáng như thế, há chẳng phải là hậu thuẫn vô cùng lớn lao cho mọi thế trận ngoại giao hay sao?

Dr. Nikonian

Theo http://www.drnikonian.com/

Tin cập nhật: Download danh sách 500 đại biểu quốc hội khóa XIII trúng cử – Bản full

On the net

Công bố kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và danh sách 500 người trúng cử đại biểu Quốc hội trong cuộc bầu cử ngày 22 tháng 5 năm 2011 tại 183 đơn vị bầu cử trong cả nước.

Danh sách người trúng cử ĐBQH – Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Download danh sách 500 đại biểu quốc hội khóa XIII trúng cử – Bản full

Nghị quyết số 434 NQ/HĐBC ngày 01 tháng 6 năm 2011 của Hội đồng Bầu cử về việc công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII trong phạm vi cả nước

HỘI ĐỒNG BẦU CỬ
_________
Số:  434 NQ/HĐBC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________
Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2011

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC CÔNG BỐ KẾT QUẢ BẦU CỬ VÀ DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI
TRÚNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHOÁ XIII

TRONG PHẠM VI CẢ NƯỚC

HỘI ĐỒNG BẦU CỬ

Căn cứ Luật bầu cử đại biểu Quốc hội đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 31/2001/QH10 và Luật số 63/2010/QH12;

Căn cứ Biên bản xác định kết quả bầu cử của các Ban bầu cử, Uỷ ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII trong cả nước của Hội đồng bầu cử;

QUYẾT NGHỊ:

Công bố kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và danh sách 500 người trúng cử đại biểu Quốc hội trong cuộc bầu cử ngày 22 tháng 5 năm 2011 tại 183 đơn vị bầu cử trong cả nước.

TM. HỘI ĐỒNG BẦU CỬ
CHỦ TỊCH
 (đã ký)
Nguyễn Phú Trọng

Phụ lục:

I – KẾT QUẢ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHOÁ XIII TRONG CẢ NƯỚC

– Tổng số Đơn vị bầu cử:

183

– Tổng số khu vực bỏ phiếu:

89.960

– Tổng số đại biểu Quốc hội được bầu:

500

– Tổng số người ứng cử:

827

– Tổng số cử tri:

62.269.173

– Tổng số cử tri tham gia bỏ phiếu:

61.965.651

– Tỷ lệ cử tri đã tham gia bỏ phiếu so với tổng số cử tri:

99,51%

– Số phiếu hợp lệ và tỷ lệ % so với tổng số phiếu bầu:

61.300.398 (98,98%)

– Số phiếu không hợp lệ và tỷ lệ % so với tổng số phiếu bầu:

633.909 (1,02%)

– Số người trúng cử đại biểu Quốc hội:

500

Theo http://www.baucukhoa13.quochoi.vn/

Tin nóng: Bất ngờ vụ tự thiêu của một thanh niên tên Hà Quang Tuấn

On the net

Vụ tự thiêu gần tượng đài Thích Quảng Đức đường CMT8, TP.HCM (ảnh minh họa)

Nam thanh niên tự thiêu bằng xăng giữa phố

(VTC News) – Dùng xăng tưới khắp mình rồi bật lửa tự thiêu, khi mọi người phát hiện chạy đến cứu thì nạn nhân lao đầu vào tường tự tử.

Lúc 6h ngày 27/4 một thanh niên tự tử tại khu vực trước nhà số 70 Cách Mạng Tháng Tám, phường 6, quận 3, TP.HCM.

Theo những người chứng kiến, vào thời điểm trên họ phát hiện một nam thanh niên khoảng 30 tuổi dùng xăng tưới lên mình rồi châm lửa để tự tử, thấy mọi người tìm cách dập lửa thì nạn nhân liền lao đầu vào tường nằm bất tỉnh.

Sau đó người thanh niên được đưa vào Bệnh viện Sài Gòn (Lê Lợi, Q.1) cấp cứu, tại đây các bác sĩ nhận định thấy tình hình nguy kịch nên nạn nhân được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (Nguyễn Chí Thanh, Q.5). Mặc dù các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do vết bỏng quá nặng kèm chấn thương sọ não nên nạn nhận đã tử vong lúc 8h cùng ngày.

Thông tin xác minh, nam thanh niên tên Hà Quang Tuấn (sinh năm 1980, quê Đông Hưng, Thái Bình; thường trú tại 195/45 Trần Văn Đang, phường 11, quận 3). Người nhà nạn nhân cho biết, Tuấn mới vào TP.HCM khoảng 1 tháng, không có tiền án tiền sự, chưa có việc làm ổn định, đồng thời tinh thần có biểu hiện bất bình thường.

Hiện cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ vụ việc.

Phan Cường

Theo VTC

Thanh niên tự thiêu ở trung tâm TP HCM

Tin cho hay công an TP Hồ Chí Minh đang điều tra vụ một thanh niên châm lửa tự thiêu ở ngay trung tâm thành phố hôm thứ Tư 27/04.

Báo Việt Nam đưa tin sự việc xảy ra vào khoảng 6 giờ sáng thứ Tư, tại khu vực “trước nhà số 70 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường 6, quận 3”.

Được biết, vị trí này nằm ngay gần ngã tư Cách Mạng Tháng Tám – Nguyễn Đình Chiểu, nơi có khuôn viên tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức, người đã tự thiêu hồi tháng 6/1963 để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Các nhân chứng được dẫn lời trên truyền thông trong nước mô tả cảnh “một nam thanh niên khoảng 30 tuổi dùng xăng tưới lên mình rồi châm lửa đốt”.

“Khi thấy mọi người tìm cách dập lửa thì nạn nhân liền lao đầu vào tường nằm bất tỉnh.”

Cơ quan chức năng khi xác minh thì được biết thanh niên này tên là Hà Quang Tuấn, sinh năm 1980, quê ở Thái Bình. Anh Tuấn mới chuyển tới sinh sống ở quận 3, TP Hồ Chí Minh, một thời gian ngắn, chưa có công ăn việc làm ổn định.

Anh Hà Quang Tuấn đã được mang đi cấp cứu tại Bệnh viện Sài Gòn (Lê Lợi, Q.1), sau chuyển tới Bệnh viện Chợ Rẫy (Nguyễn Chí Thanh, Q.5). Tuy nhiên, anh đã qua đời lúc 8 giờ sáng thứ Tư vì bỏng nặng và chấn thương sọ não.

Người ta vẫn chưa biết nguyên nhân khiến anh Tuấn tự vẫn là gì.

Trong khi đó, các trang mạng cá nhân và blog trong và ngoài nước đang rộ lên những lời đồn đoán về vụ việc này.

Gần đây, cũng đã có một vụ tẩm xăng tự thiêu hôm 17/02 tại Đà Nẵng mà có tin nói là để phản đối chính sách đất đai của chính quyền địa phương. Tuy nhiên BBC chưa kiểm chứng được thông tin này.

Theo BBC

Tin nóng: Ông Trần Bình Minh – Tổng giám đốc VTV mới được bổ nhiệm

On the net

Ông Trần Bình Minh – Tổng giám đốc VTV mới được bổ nhiệm (Ảnh minh họa)

https://govn.files.wordpress.com/2010/09/traoquyetdinh.jpg?w=449

Ông Trần Bình Minh làm Tổng Giám đốc VTV kể từ ngày 01/05/2011

Nhà báo Trần Bình Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) giữ chức Tổng Giám đốc VTV kể từ ngày 1.5.2011.

Theo VTV, chiều 19.4.2011, Thủ tướng Chính phủ đã trao quyết định bổ nhiệm nhà báo Trần Bình Minh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) giữ chức Tổng Giám đốc VTV. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 1.5.2011.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng ký Quyết định 549/QĐ-TTg phê chuẩn việc ông Vũ Văn Hiến, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, thôi giữ chức Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam từ ngày 1/5/2011, tiếp tục làm nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội khóa XII.

Ông Trần Bình Minh đã có nhiều năm công tác tại VTV và đã có thời gian giữ chức Phó Tổng Giám đốc VTV, trước khi được điều động làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An.

Ngày 16.6.2010, ông Trần Bình Minh được điều động về công tác tại VTV, giữ chức Phó Tổng Giám đốc VTV. Trong những năm làm việc ở VTV, nhà báo Trần Bình Minh đã có nhiều đóng góp, tâm huyết với công tác chuyên môn và quãng thời gian đi luân chuyển về địa phương, ông cũng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Tổng hợp theo Dân Việt

Ông Trần Bình Minh làm tổng giám đốc VTV như dư luận đồn đoán

Như trông đợi, Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) Trần Bình Minh vừa được bổ nhiệm vào chức tổng giám đốc, bắt đầu từ 01/05.

Người tiền nhiệm của ông là ông Vũ Văn Hiến.

Trước đó, ông Minh đã trúng cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội XI hồi tháng 1/2011.

Ông cũng được bầu làm Bí thư Đảng ủy Đài Truyền hình Việt Nam nhiệm kỳ 2010-2015 trong hội nghị Đảng bộ tổ chức hôm 23/09/2010.

Việc ông Trần Bình Minh lên làm tổng giám đốc được bình luận “gần như chắc chắn” sau khi một ứng viên khác cho chức vụ này, Phó Tổng giám đốc Trần Đăng Tuấn, từ chức vào đầu tháng 9/2010.

Vụ ông Tuấn ra đi bị nhiều người cho là do “đấu đá nội bộ”.

Ông Trần Bình Minh sinh 1958, quê quán Hưng Yên. Ông là con trai ông Trần Lâm, cựu bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban Phát thanh và Truyền hình Việt Nam, cựu Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam.

Ông Trần Lâm được coi như một trong những người sáng lập ra ngành phát thanh-truyền hình của Việt Nam. Ông vừa qua đời vào tháng 2/2011.

Theo BBC

Tin cực nóng: Tòa tuyên án ông Cù Huy Hà Vũ – Bản án 7 năm tù, 3 năm quản chế

On the net

Phiên tòa kỷ lục

13h50‘- Tòa vẫn tiếp tục xử và đã tuyên án ngay: 7 năm tù giam, 3 năm quản chế, đúng như Viện Kiểm sát yêu cầu. Trước đó, ông Vũ đã không (được?) nói gì. Kết thúc một phiên tòa đạt được nhiều kỷ lục Việt Nam: độ quan tâm, độ “bí mật”, độ đảm bảo an ninh, và tốc độ.

Theo blog anhbasam

Án 7 năm tù cho ông Cù Huy Hà Vũ

Phiên tòa sơ thẩm xử ông Cù Huy Hà Vũ tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự kết thúc nhanh chóng vào đầu giờ chiều hôm 04/04 tại Hà Nội.

Tin mới nhất cho hay tòa tuyên án 7 năm tù, cộng 3 năm quản chế tại gia cho ông Vũ, chỉ nửa tiếng sau khi nghỉ ăn trưa họp lại.

Tuy nhiên người thân của ông đặt câu hỏi về tính hợp pháp của phiên tòa, vì đồng loạt cả bốn luật sư bào chữa cho ông đã tuyên bố ngừng tham gia từ cuối buổi sáng khi yêu cầu cung cấp tài liệu của họ không được tòa đáp ứng.

Thông tin cập nhật về phiên tòa, tuy được lưu truyền rộng rãi trên các trang mạng, không được nhắc tới trong các bản tin của báo chí chính thống.

Các nhân chứng cho hay ngay từ sáng sớm, bên quanh Tòa án Nhân dân TP Hà Nội, nơi phiên xử diễn ra, hàng rào an ninh được thắt chặt.

Tuy nhiên điều đó cũng không ngăn cản hàng trăm người đổ tới theo dõi phiên tòa mà một số báo chí nước ngoài nhận định là “lớn nhất Việt Nam” trong một thời gian.

Tòa bắt đầu xử vào khoảng 8 giờ sáng, nghỉ trưa vào lúc 12 giờ và mở lại vào đầu giờ chiều.

Hãng thông tấn Pháp AFP nói ông Cù Huy Hà Vũ đeo cà vạt đã xuất hiện trước tòa.

Chủ tọa phiên tòa là ông Nguyễn Hữu Chính, Chánh tòa Hình sự, TAND TP Hà Nội.

Tin BBC

Tin cực nóng: Diễn tiến bất ngờ bên trong phiên tòa xử TS Cù Huy Hà Vũ

On the net

Phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Cù Huy Hà Vũ chính thức bắt đầu lúc 8h sáng 4/4 tại TAND Hà Nội. Bị truy tố về tội tuyên truyền chống nhà nước theo khoản 1 Điều 88 – BLHS, bị cáo có khả năng nhận án phạt 3 – 12 năm tù.

Theo tin cho biết phiên toà sẽ xét xử 1 ngày. Cuối giờ chiều sẽ tuyên án.

Thông tin từ trong phiên xử không lọt được ra bên ngoài, do sóng ĐTDĐ bị cắt đứt

Tin cực nóng: Diễn tiến bất ngờ bên trong phiên tòa xử TS Cù Huy Hà Vũ

13h50‘- Tòa vẫn tiếp tục xử và đã tuyên án ngay: 7 năm tù giam, 3 năm quản chế, đúng như Viện Kiểm sát yêu cầu. Trước đó, ông Vũ đã không (được?) nói gì. Kết thúc một phiên tòa đạt được nhiều kỷ lục Việt Nam: độ quan tâm, độ “bí mật”, độ đảm bảo an ninh, và tốc độ.

13h10‘- Tin cực nóng!!! Vào hồi 11h-11h30, sau khi nghe đọc cáo trạng, trước khi bắt đầu vào phần tranh tụng, cả 4 luật sư của TS Luật Cù Huy Hà Vũ đã tuyên bố ngưng tham gia, do những yêu cầu của họ liên quan tới điều 214 Bộ luật Tố tụng Hình sự, yêu cầu Tòa cung cấp cho ông Vũ tất cả 10 tài liệu liên quan tới cáo trạng nhằm buộc tội ông Vũ, để các LS thẩm vấn ông, nhưng đã không được Tòa chấp nhận. Nhiều tình tiết khác thường đã xảy ra, như việc Tòa yêu cầu LS Trần Vũ Hải ra khỏi phòng xét xử, rồi sau đó các LS cũng đã tự động ngưng tham gia  (chi tiết xin đưa sau).

Ba Sàm xin bình loạn: Tòa đã rơi vào một cái “bẫy” rất tự nhiên. Hoặc sẽ góp phần tuyên truyền về phiên tòa theo cách mà (thượng cấp) họ không mong muốn, hoặc sẽ thêm ê chề trước công luận nếu như phải vi phạm luật tố tụng và trở thành một phiên tòa chính trị không có luật sư.

Tiếp tục cập nhật…

Theo blog anhbasam

Tin nóng: Ông Đào Trực Thực – Tổng biên tập chết và lá thư tuyệt mệnh tại trụ sở

On the net

Tòa nhà 195 Đội Cấn – nơi phát hiện ông Đào Trực Thực chết với lá thư tuyệt mệnh sáng 25.2

https://i0.wp.com/farm6.static.flickr.com/5208/5344704667_44327ca49a.jpg

Ông Đào Trực Thực, SN 1956, Tổng biên tập Tạp chí Uỷ ban kiểm tra Trung ương, được phát hiện chết tại phòng làm việc. Trên bàn làm việc có một bức thư tuyệt mệnh.

TBT Tạp chí Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chết tại trụ sở

(VTC News) – Ông Thực nằm gục chết tại phòng làm việc, trên bàn có một lá thư tuyệt mệnh. Người nhân viên văn phòng đã hốt hoảng khi phát hiện sự việc trên vào sáng nay (25/2).

Theo đó vụ việc xảy ra tại Văn phòng Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, địa chỉ tại số 403 nhà B1 – 195 Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội. Nạn nhân là ông Đào Trực Thực (SN 1956) hiện là Tổng Biên tập Tạp chí Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.

Vào khoảng 8h10 phút ngày 25/2, một nhân viên văn phòng tại đây đã phát hiện ông Thực nằm gục chết tại phòng làm việc, trên bàn có một lá thư tuyệt mệnh. Người nhân viên văn phòng đã hốt hoảng khi phát hiện sự việc trên và nhanh chóng báo cho cơ quan Công an.

Hiện công an thành phố Hà Nội đang tổ chức khám nghiệm, điều tra.

Quang Tùng

Theo VTC

Tổng biên tập Tạp chí Kiểm tra chết là do tự tử

SGTT.VN – Ngày 26.2, Công an thành phố Hà Nội cho biết kết quả bước đầu điều tra, nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông Đào Trọng Thực, Tổng biên tập Tạp chí Kiểm tra, một đơn vị trực thuộc Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, là do tự tử.

Theo điều tra ban đầu, ngày 18.1.2011, ông Đào Trọng Thực có đơn xin nghỉ phép từ ngày 9.2 đến 23.2.2011 để đi khám bệnh tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt – Xô.

Khoảng 6h20′ ngày 24.2, ông Thực đi bộ từ nhà riêng ở khu tập thể Ủy ban Kiểm tra Trung ương 195 Đội Cấn, quận Ba Đình (Hà Nội), mang theo 1 máy tính xách tay sang phòng làm việc riêng của Tòa soạn Tạp chí (số 403 nhà B1, cùng số nhà Khu tập thể cơ quan).

Vì đến tối không thấy ông Thực về nhà, gia đình đã liên lạc nhiều lần nhưng không thấy trả lời. Do vậy, khoảng 8h10′ ngày 25.2, vợ ông Thực là bà Mai Thu Hà (sinh năm 1960, cùng gia đình sống trong khu tập thể), đến phòng làm việc của ông Thực.

Thấy cửa phòng khóa (cửa bấm chốt phía trong), tắt điện, bà Hà cùng đại diện Tạp chí Kiểm tra dùng chìa khóa phụ mở cửa phòng, phát hiện ông Thực nằm bất động trên sàn nhà. Sau đó, bà Hà đã đến Công an phường Đội Cấn, quận Ba Đình trình báo.

Hiện Công an thành phố Hà Nội tiếp tục điều tra làm rõ nguyên nhân ông Thực tự tử.

Theo SGTT

Tin nóng: Văn bản 74/TB-NHNN – Tăng tỷ giá chính thức lên mức kỷ lục 9,30%

On the net

Văn bản số 74/TB-NHNN (nguồn SBV)

Theo quyết định 230/QĐ-NHNN ngày 11/2, các tổ chức tín dụng được phép giao dịch hối đoái được phép ấn định tỷ giá mua, tỷ giá bán giao ngay (Spot) của VND với USD với biên độ +/-1% (từ mức +/-3% trước đó) so với tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của ngày giao dịch gần nhất trước đó do Ngân hàng Nhà nước công bố.

Với điều chỉnh lần này, mức giá trần bán ra của các ngân hàng thương mại ngày 11/2 sẽ ở mức 20.900 VND và mức sàn là 20.486 VND.

Việc điều chỉnh tỷ giá chính thức là điều không thể tránh khỏi.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành văn bản số 74/TB-NHNN nâng tỷ giá giữa USD/VND thêm 9.30%, từ 18,932 lên 20,693.

Đây là lần nâng tỷ giá USD/VND lần đầu tiên kể từ ngày 18/08/2010 đến nay. Chúng tôi cho rằng việc nâng tỷ giá này có tác động tích cực tới cả nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.

Với sự nâng tỷ giá này, tỷ giá trần USD/VND có thể giao dịch sẽ tăng lên ở mức 20,900. VND/USD. Đây là đợt điều chỉnh đầu tiên trong năm 2011 và là lần thứ 4 kể từ năm 2009 đến nay. Tuy nhiên cũng cần lưu ý đây là lần điều chỉnh tỷ giá mạnh nhất trong vài năm gần đây với tỷ giá liên ngân hàng được điều chỉnh tăng tới 9.3%.

Minh họa (IE)
Minh họa (IE)

Trong những ngày gần đây, tỷ giá thị trường chợ đen đã giao dịch quanh mức 21,500 VND/USD. Trước đó, trong khoảng 2 tháng tỷ giá được giao dịch khá ổn định quanh mức 21,000 VND/USD và cao hơn tỷ giá niêm yết chính thức khoảng 7% – 8%. Việc tỷ giá thị trường chợ đen vượt xa giá niêm yết chính thức kéo dài trong gần 6 tháng thì việc điều chỉnh tỷ giá chính thức là điều không thể tránh khỏi.

Theo vietstock

Điều chỉnh tỷ giá USD/VND hơn 9%

(NDHMoney) Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên mức 20.693 VND/USD.

Như vậy, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức điều chỉnh tỷ giá USD/VND. Mức điều chỉnh giảm giá VND so với USD là 1.761 đồng/USD, tương đương 9,3%.

Theo quyết định 230/QĐ-NHNN ngày 11/2, các tổ chức tín dụng được phép giao dịch hối đoái được phép ấn định tỷ giá mua, tỷ giá bán giao ngay (Spot) của VND với USD với biên độ +/-1% (từ mức +/-3% trước đó) so với tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của ngày giao dịch gần nhất trước đó do Ngân hàng Nhà nước công bố.

Với điều chỉnh lần này, mức giá trần bán ra của các ngân hàng thương mại ngày 11/2 sẽ ở mức 20.900 VND và mức sàn là 20.486 VND.

Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết sẽ điều hành tỷ giá bình quân liên ngân hàng tương đối linh hoạt trong thời gian tới. Các biện pháp này sẽ tạo điều kiện để điều hành điều hành tỷ giá chủ động, phù hợp với tình hình cung cầu ngoại tệ, bảo đảm tăng tính thanh khoản của thị trường, góp phần kiềm chế nhập siêu và hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt hơn.

Trong thời gian gần đây, USD trên thị trường tự do liên tục ở mức giá trên 21.000 đồng, cao hơn nhiều so với mức 19.500 đồng trên thị trường ngân hàng.

Duy Cường – NDHMoney

Tin nóng: Ông Tô Huy Rứa thay ông Hồ Đức Việt làm trưởng ban tổ chức TW

On the net

Ông Tô Huy Rứa làm trưởng ban tổ chức TW thay ông Hồ Đức Việt

(ĐCSVN) – Ngày 8/2/2011, tại Hà Nội, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Tấn Sang, Uỷ  viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã công bố Quyết định số 02-QĐNS/TW của Bộ Chính trị về việc phân công nhiệm vụ đối với đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Theo đó, đồng chí Tô Huy Rứa thôi giữ chức vụ Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương để làm nhiệm vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đồng chí Tô Huy Rứa sinh ngày 4/6/1947, quê xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, tham gia cách mạng từ tháng 6/1965, vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 06/02/1967, Ủy viên Trung ương Đảng khoá VIII, XI, X, XI; Bí thư Trung ương Đảng khoá X; Ủy viên Bộ Chính trị khoá X (từ tháng 01/2009), Ủy viên Bộ Chính trị khoá XI.

Đồng chí Tô Huy Rứa là Phó Giáo sư-Tiến sỹ Triết học, từng tốt nghiệp xuất sắc cử nhân toán Đại học Tổng hợp Hà Nội. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, đồng chí được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đồng chí đã được giao các trọng trách: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Bí thư Thành ủy Hải Phòng; Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, đồng chí được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng. Tháng 5/2006, đồng chí được giao nhiệm vụ Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, sau đó là Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Tháng 1/2009, tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X), đồng chí được bầu vào Bộ Chính trị.

Tháng 1/2011, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, đồng chí được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị.

Ông Đinh Thế Huynh làm trưởng ban tuyên giáo TW thay ông Tô Huy Rứa

(ĐCSVN) – Ngày 8/2/2011, tại Hà Nội, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Tấn Sang, Uỷ  viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã công bố Quyết  định số 03-QĐNS/TW của Bộ Chính trị về việc phân công nhiệm vụ đối với đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Biên tập báo Nhân Dân. Theo đó, đồng chí Đinh Thế Huynh thôi giữ chức vụ Tổng Biên tập báo Nhân Dân để làm nhiệm vụ Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Đồng chí Đinh Thế Huynh là Tiến sĩ báo chí, sinh ngày15/5/1953, quê xã Xuân Kiên, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, tham gia cách mạng từ tháng 8/1971, vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 8/8/1974.

Từ năm 1998, đồng chí là Phó Tổng Biên tập báo Nhân Dân. Tháng 4/2001, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, đồng chí được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 6/2001, đồng chí được giao nhiệm vụ Tổng Biên tập báo Nhân Dân.

Tháng 8/2005, tại Đại hội Nhà báo Việt Nam lần thứ VIII, đồng chí được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.

Tháng 4/2006, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng; giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Nhân Dân.

Tháng 8/2010, tại Đại hội Nhà báo Việt Nam lần thứ IX, đồng chí được bầu tái cử làm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.

Tháng 1/2011, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, đồng chí được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị.

Theo dangcongsan

Tin nóng: Đám tang nhà báo Hoàng Hùng – Tang lễ tổ chức tại nhà riêng

On the net

Di ảnh nhà báo Lê Hoàng Hùng (Bút danh Trần Hải Nguyên)

Nhà báo Hoàng Hùng tên thật là Lê Hoàng Hùng

Bút danh: Trần Hải Nguyên

Sinh năm 1960, nguyên quán: xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Thường trú: phường 6, thành phố Tân An, tỉnh Long An

Địa chỉ: Khu tái định cư Đại Dương, phường 6, TP Tân An (tỉnh Long An)

Nhà báo Hoàng Hùng làm báo gần 30 năm. Xuất thân từ phóng viên báo Long An. Từ tháng 7-1996 đến tháng 5-2002 anh là phóng viên báo Pháp Luật TPHCM. Từ tháng 5-2002 đến nay anh là phóng viên báo Người Lao Động

Thi thể Nhà báo Lê Hoàng Hùng được quàn tại tư gia (119 Nguyễn Thị Hạnh, TP Tân An, tỉnh Long An) vào lúc 20 giờ ngày 29-1. Lễ an táng sẽ diễn ra vào ngày Thứ 2, ngày 31-1-2011.

Hoàng Hùng  – Nhà báo bị đốt đã qua đời

Theo nguồn tin của Pháp Luật TP.HCM, mặc dù các bác sĩ đã tận tình cứu chữa nhưng nhà báo Hoàng Hùng đã trút hơi thở cuối cùng vào khoảng 13 giờ 45 phút hôm nay (29-1-2011) tại Bệnh viện Chợ Rẫy. TS-BS Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết anh Hùng tử vong do nhiễm trùng nặng trên nền vết phỏng.

Nhà báo Hoàng Hùng đã trút hơi thở cuối cùng tại Chợ Rẫy

16 giờ 37 phút: Tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An, mặc dù gia đình không đồng ý, nhưng để phục vụ công tác điều tra, thi thể nhà báo Hoàng Hùng được lưu lại tại Bệnh viện Chợ Rẫy để phẫu thuật giám định pháp y. Sau đó sẽ cho gia đình đưa thi thể của anh Hoàng Hùng về nhà riêng tại khu tái định cư Đại Dương, phường 6, TP Tân An (tỉnh Long An) tổ chức lễ tang và an táng tại quê nhà.

17 giờ 50 phút: Tin mới nhất nhận được là thi thể nhà báo Hoàng Hùng được bệnh viện giao cho người thân nhận về an táng với sự chứng kiến của Cơ quan điều tra Công an tỉnh Long An. Theo một điều tra viên, cơ quan điều tra sẽ không tiến hành khám nghiệm tử thi anh Hùng vì nguyên nhân gây tử vong đã rõ là do bỏng và sẽ giao trực tiếp cho gia đình. Hai người anh em trai của nhà báo Hoàng Hùng có mặt tại bệnh viện để chờ tiếp nhận thi thể.

Từ ngày 28-1-2011, nhà báo Hoàng Hùng đã được cho thở bằng máy và đi vào hôn mê sâu. Mặc dù đã được tận tình cứu chữa nhưng nhà báo Hoàng Hùng đã qua đời sau 10 ngày điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Hoàng Hùng là nhà báo có nhiều cống hiến cho báo Người Lao Động. Từ khi nhập viện, nhiều người thân, độc giả từ nhiều tỉnh miền Tây đã lên bệnh viện và trụ sở báo Người Lao Động thăm  hỏi, tặng quà cho anh.

Như đã thông tin, ngày 19-1-2011, trong lúc anh Hoàng Hùng đang ngủ tại nhà riêng ở thành phố Tân An, tỉnh Long An thì bị kẻ thủ ác tạt chất đốt vào người và đốt cháy. Công an tỉnh Long An ngay lập tức vào cuộc điều tra. Tuy nhiên, theo nguồn tin từ cơ quan điều tra, việc phá án vẫn chưa có thêm tình tiết, chứng cứ mới.

Dự kiến đến 19 giờ cùng ngày thủ tục bàn giao thi thể giữa bệnh viện với công an tỉnh và gia đình sẽ hoàn tất.

Theo phapluattphcm

Nhà báo Lê Hoàng Hùng (có bút danh khác là Trần Hải Nguyên) sinh ngày 2-4-1960 tại xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang; nhà ở tại 119 Nguyễn Thị Hạnh, TP Tân An, tỉnh Long An.

Anh có vợ là Trần Thúy Liễu (sinh 1971) và 2 con gái là Lê Hồng Nhung (1992), Lê Hồng Châu (1998).

Anh Hoàng Hùng từng tham gia nghĩa vụ quân sự với quân hàm Trung sĩ giai đoạn 1984-1987. Sau đó, anh chuyển qua làm phóng viên và làm việc tại các Báo Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu, Pháp Luật TPHCM.

Từ năm 2009 đến nay, Hoàng Hùng về công tác tại Báo Người Lao Động. Cha anh Hoàng Hùng là liệt sĩ; bản thân anh được kết nạp Đảng vào tháng 7-1998, tại chi bộ Báo Pháp luật TP.HCM

Sưu tầm Govn