Góc nhìn: Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Ảnh tư liệu lần đầu tiên được công bố

On the net

Tác giả Trần Tuấn là phóng viên TTXVN, Hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hội viên Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật Hà Nội, người có may mắn được chụp ảnh cho đại tướng Võ Nguyên Giáp kể từ sau năm 1975.

“Toàn bộ 101 bức ảnh chưa được đăng tải và công bố trên bất cứ một phương tiện thông tin nào”, nghệ sĩ  nói.

Những bức ảnh chưa từng công bố về tướng Giáp

Đại tướng tập thể dục trên bãi biển.
Đại tướng bên sóng nước.
Đại tướng tiếp Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara tại Nhà khách Chính phủ (1997).
Với ông Lê Giản (nguyên Giám đốc Tổng nha Công an thời kỳ 1946-1954) trong dịp chúc thọ Đại tướng tròn 90 tuổi năm 2000.
Đại tướng thăm hỏi sức khỏe bà Nguyễn Thị Vĩnh, gia đình có công với cách mạng (thọ 108 tuổi) ở Trị Đường Mê Linh, phường Bảo Sơn, Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) năm 1996.
Trò chuyện với người lính chăn ngựa (Nguyễn Hùng) của chiến khu Việt Bắc năm xưa.
Các thiếu nữ dân tộc Thái đón chào đại tướng trở lại thăm chiến trường xưa sau nửa thế kỷ (2004).
Đại tướng và bà mẹ Việt Nam anh hùng Võ Thị Hồi (1996).
Đại tướng ngồi chờ tàu ở ga Geneva (Thụy Sĩ) như nhiều hành khách khác để đến Zurich (21/9/1996).
Hoa bạch trà trước sân nhà riêng 30 Hoàng Diệu của đại tướng, loài hoa ông ưa thích.
Nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu tới thăm và chúc thọ đại tướng tại nhà riêng năm 2000.
Chụp ảnh kỷ niệm với các cựu chiến binh quận Hai Bà Trưng năm 1999.

Ảnh chưa từng công bố về tướng Giáp (2)

Đại tướng nói chuyện thân mật với nhà văn quân đội, đại tá Hữu Mai tại hành lang nhà Bảo tàng Tân Trào (1995).
Đại tướng đọc sách Hồ Chí Minh toàn tập.
Đại tướng và giáo sư Trần Văn Giàu, người bạn đồng niên.
Trên hồ Geneva (Thụy Sĩ, 1996).
Thăm di tích Ngọc Hà nơi có xác máy bay B52.
Sau khi thăm địa đạo Củ Chi, đại tướng nghỉ trưa dưới rặng tre (1996).
Với hai thư ký Nguyễn Tâm và Trịnh Nguyên Huân.
Đại tướng trong lúc cắt tóc tại số nhà 11 Phan Đình Phùng.
Bà mẹ VN anh hùng Nguyễn Thị Quang (Tuyên Quang) gặp mặt chúc sức khỏe đại tướng (1996).
Đông đảo người thân tại nhà riêng của đại tướng.
Đại tướng nghe báo cáo về quá trình xây dựng tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ sáng 19/4/2004.

Theo vnexpress

Bộ ảnh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Những tháng năm…

On the net

Những bức ảnh lịch sử về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Năm 1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp duyệt Giải phóng quân từ Tân Trào về Hà Nội.
Bữa cơm thân mật của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ngồi giữa), đồng chí Trường Chinh ở chiến khu Việt Bắc năm 1947.
Ngày 6/12/1953 tại Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh đạo Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội họp bàn kế hoạch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ. Từ trái sang phải, tướng Văn Tiến Dũng, đồng chí Trần Đăng Ninh, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị – Nguyễn Chí Thanh.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghe báo cáo tình hình chiến sự Điện Biên Phủ.
Các chiến sỹ Điện Biên mừng sinh nhật Bác (19/5/1954).
Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1962.
Đại tướng đi thăm mặt trận năm 1968.
Đại tướng tiếp Ngài Norodom Shihanuk trong ngày Bác mất năm 1969.

Những khoảnh khắc lịch sử của Đại tướng (tiếp theo)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi kiểm tra một cung đường vận tải chiến lược Tây Trường Sơn, mùa khô 1972 – 1973.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, giáo sư Đặng Đình Áng tại Hội nghị Toán học 1977 ở Hà Nội.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp viếng mộ cha (liệt sĩ Võ Quang Nghiêm) năm 1985.
Ngày 23/6/1997, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt tay Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara, tại Nhà khách Chính phủ. Ảnh: AFP.
Tháng 4/2004, nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng đã trở lại nơi đây trong sự chào đón nồng nhiệt của người dân. Ảnh: Trần Hồng.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp ảnh kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

VnExpress

Ảnh tư liệu

Bộ ảnh: 101 khoảnh khắc về Đại tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp

On the net

Tác giả Trần Tuấn và Đại tướng. 

Trần Tuấn là phóng viên của TTXVN. Trong cuộc đời làm báo của mình, ông đã có nhiều dịp được làm việc và chụp ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cuộc đời của Đại tướng là cả một pho sử vàng gắn liền với vận mệnh đất nước, dân tộc. Đã có nhiều cuốn sách viết về Đại tướng và có biết bao bức ảnh của những nhà nhiếp ảnh trong nước và quốc tế chụp về Đại tướng.

Bởi thế với 30 năm chụp ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, triển lãm của anh cũng thật khiêm nhường, chỉ là những gì chứa đựng tình yêu và lòng kính trọng đối với một vị tướng tài ba của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Bộ ảnh: 101 khoảnh khắc về Đại tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp

Một buổi tập thể dục buổi sáng, gặp học sinh trường dân tộc nội trú, thăm lại chiến trường xưa… là những hình ảnh dung dị, chân thực của một vĩ nhân trong đời thường – Đại tướng Võ Nguyên Giáp được  nhà báo, thạc sĩ nhiếp ảnh Trần Tuấn giới thiệu đến công chúng trong triển lãm “101 khoảnh khắc về Đại tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp”.

101 bức ảnh là những tác phẩm tâm đắc của nhà báo Trần Tuấn trong hơn 30 năm chụp ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đây cũng là tình yêu và lòng kính trọng của tác giả đối với một vị tướng tài ba của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Đại tướng về thăm trường Quốc học Huế.
Với hai người thư ký thân tín Nguyễn Tâm và Trịnh Nguyễn Huân. 
Trở lại Tân Trào. 
Thượng tướng Trần Sâm được gặp lại “anh Văn – người anh cả của quân đội nhân dân Việt Nam”.
Tại lễ khánh thành tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ.
Khó có thể kể hết những điều bình dị nhưng vô cùng vĩ đại trong cuộc đời của Đại tướng. 
“Thu này tuổi hạc đầu bạc trắng – Lão tướng lòng son vẫn thắm hồng”.
Ông là hình ảnh rực sáng trong lòng các đồng bào dân tộc, những người đã cùng ông đồng cam cộng khổ làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ.
Đi dân nhớ, ở dân thương. 
Những hình ảnh quá khứ ập về khi phu nhân cố vấn Trần Cảnh đến thăm Đại tướng. 

Theo Go.vn

Tin cập nhật: Hình ảnh mới của tướng Giáp mặc quân phục trên giường bệnh

On the net

Trao huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cho tướng Giáp trên giường bệnh

Thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tới dự và trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao Bằng chứng nhận Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: TTXVN

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao tặng huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: VOV

Tin cập nhật: Hình ảnh tướng Giáp lần đầu tiên được công bố sau sự kiện 100 tuổi

On the net

Hình ảnh tướng Giáp lần đầu tiên được công bố sau sự kiện 100 tuổi

Ông Phạm Quang Nghị trao thư mời cho Tướng Giáp (ảnh của Hà Nội Mới)

Ông Phạm Quang Nghị trao thư mời cho Tướng Giáp (ảnh của Hà Nội Mới)

Sức khỏe tướng Giáp vẫn đang yếu

Hôm 25/08, ông Võ Nguyên Giáp tròn 100 tuổi, nhưng không có bức hình nào của ông trong dịp này được công bố.

Ngay cả thông tin về các chuyến thăm mừng thọ ông của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng không có ảnh mà chỉ dùng lại hình cũ từ nhiều năm trước.

Sau một thời gian không thấy nhắc gì đến Tướng Giáp, báo chí Việt Nam nay quay lại nói nhiều về công trạng của ông – điều được cho là chỉ dấu xã hội đang có nhu cầu về môt vị lãnh đạo tinh thần.

Tin BBC – Xuất hiện ảnh mới của Tướng Giáp

Báo Việt Nam đăng một số hình ảnh mới của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân việc lãnh đạo Hà Nội thăm và mời ông “tham gia đại lễ”.

Trên một trong hai bức ảnh, ông Võ Nguyên Giáp mặc quân phục có gắn huân chương và đeo kính. Ông nằm trên giường bệnh nhưng xung quanh không có máy móc thiết bị y tế, mà vây quanh là đoàn đại biểu lãnh đạo thành phố Hà Nội, do Bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị dẫn đầu.

Trên bức ảnh do báo Hà Nội Mới cung cấp, tay trái của ông Giáp hơi nhấc lên, được cho là nhận thư mời ông tham dự đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Lãnh đạo Hà Nội được dẫn lời nói: “Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô rất vui mừng và mong muốn Đại tướng có mặt chứng kiến sự kiện trọng đại này”.

Theo báo Hà Nội Mới, “Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá cao công tác chuẩn bị, công tác tổ chức các hoạt động mừng Đại lễ”.

Những bức ảnh mới đăng tải đã cho thấy đôi chút tình hình sức khỏe của Tướng Giáp, người đang được chăm sóc sức khỏe trong bệnh viện nhiều tháng nay.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, nhận xét: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một con người lý tưởng, trung dũng và là người có uy tín nhất ở trong nước hiện nay.”

Tin BBC

Tin nóng: Hình ảnh mới nhất của tướng Giáp xuất hiện trên mạng

On the net

Xuất hiện hình ảnh mới nhất về tướng Giáp lan truyền trên mạng

Lãnh đạo TP Hà Nội thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Nguyệt Ánh

Ông Phạm Quang Nghị trao thư mời cho Tướng Giáp (ảnh của Hà Nội Mới)

Bí thư Thành ủy Hà Nội

Ông Phạm Quang Nghị trao thư mời cho Tướng Giáp (ảnh của Hà Nội Mới)

Bí thư Thành ủy Hà Nội kính chúc Đại tướng Võ Nguyên Giáp sức khỏe, trường thọ

Bí thư Thành ủy Hà Nội kính chúc Đại tướng sức khỏe, trường thọ
Nhân 577 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi (1433-2010), sáng 29-9 (tức 22 tháng 8 âm lịch), Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã dâng hương tại
Đến thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bí thư Hà
 

Bộ ảnh: Tướng Giáp những tháng năm (phần cuối)

On the net

Kính chúc Đại tướng trường thọ

Từ ngày còn nhỏ có 2 người tôi luôn thần tượng là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Sau này khi tìm hiểu về chiến tranh Việt Nam, tôi lại càng phục Đại tướng. Đại tướng bây giờ và mãi về sau sẽ luôn là biểu tượng cho chiến thắng của dân tộc Việt Nam. Hy vọng Đại tướng sẽ vẫn khỏe mạnh trong nhiều năm nữa để mãi là tấm gương cho quân và dân ta noi theo! Kính chúc Đại tướng vui khỏe trong lễ đại thọ bách tuế!

(Quân)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi kiểm tra một cung đường vận tải chiến lược Tây Trường Sơn, mùa khô 1972 – 1973.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, giáo sư Đặng Đình Áng tại Hội nghị Toán học 1977 ở Hà Nội.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp viếng mộ cha (liệt sĩ Võ Quang Nghiêm) năm 1985.
Ngày 23/6/1997, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt tay Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara, tại Nhà khách Chính phủ. Ảnh: AFP.
Tháng 4/2004, nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng đã trở lại nơi đây trong sự chào đón nồng nhiệt của người dân. Ảnh: Trần Hồng.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp ảnh kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Link gốc: http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/08/3BA1FA66/page_2.asp

Tượng đài chiến thắng của tinh thần Việt Nam

Chúng tôi, những người con Việt chưa trải qua chiến tranh mà chỉ biết đến trong lịch sử và tiềm thức của cá nhân mình. Nhưng trong sâu thẳm trái tim của mỗi người thì Võ Nguyên Giáp là một tượng đài bất diệt sống mãi dưới ngọn cờ chiến thắng của Hồ Chí Minh.

Cảm ơn đất mẹ đã sản sinh ra Nguyễn Ái Quốc và những cộng sự như Võ Nguyên Giáp. Cảm ơn Võ Nguyên Giáp, vị tướng tài ba đã cùng nhân dân Việt Nam đánh tan 3 kẻ thù xâm lược, thống nhất đất nước.

Chúng tôi cám ơn bác và mong bác có nhiều sức khỏe, chứng kiến sự cường thịnh của Việt Nam. Hồ Chí Minh – Võ Nguyên Giáp muôn năm.

(Đình Khắc Hùng)

Chuyện cũ: Đăng thư tướng Giáp, TBT Báo Đại Đoàn Kết mất chức

On the net

Sau khi tờ báo đăng bức thư của Đại tướng, ông Hồng Vinh phó trưởng ban tuyên giáo TW đã có lời chỉ trích cho rằng báo ĐĐK giám đăng bức thư khi phương án xây dựng nhà quốc hội đã được Quốc hội thông qua

Ngay sau đó ông Lý Tiến Dũng đã có phản ứng bằng cách gửi một bức thư được đăng đàn

Thư của ông Lý Tiến Dũng – TBT báo Đại Đoàn Kết

Hà nội, ngày 10 tháng 12 năm 2007

Kính gửi:

– Đ/c Trương Tấn Sang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư
– Đ/c Tô Huy Rứa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương
– Đ/c Hà Thị Khiết, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương
– Đ/c Phạm Thế Duyệt, Bí thư Đảng Đoàn Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam

Tôi ký tên dưới đây là Lý Tiến Dũng, Tổng Biên tập báo Đại Đoàn kết đảng viên 26 tuổi Đảng. Xin kiến nghị về một số vấn đề không bình thường tại Ban Tuyên giáo Trung ương.

Trong quá trình kiểm điểm một số việc theo thông báo của Văn phòng Trung ương, tôi có nhận được văn bản số 46-BC/BTGTW của Ban Tuyên giáo Trung ương do Phó ban Hồng Vinh ký. Văn bản này đóng dấu “Mật”, nêu một số vấn đề về báo Đại Đoàn Kết , và nhận xét về Ban biên tập báo. Một văn bản với những lời lẽ ngây ngô về chính trị, lại rất hách dịch chụp mũ (kiểu thường thấy ở những người có kiến thức rất hạn chế, nhưng lại thích thể hiện quyền lực) che giấu một động cơ thiếu minh bạch. Đồng thời với việc này, một số người còn yêu cầu truy cứu lý lịch và quy trình bổ nhiệm tôi vào cương vị Tổng biên tập. Việc đào bới xoi mói lý lịch đảng viên như vậy, theo tôi, là thiếu tôn trọng sự quản lý của Đảng Đoàn, của Uỷ Ban Trung ương MTTQVN và tập thể báo Đại Đoàn Kết, nếu chưa muốn nói là vô nguyên tắc và trịch thượng. Những hành vi đó thật không thích hợp khi xử lý loại công việc đảng vụ như thế này. Tôi đã ở trong nghề báo hơn 15 năm, cộng với quá trình làm công tác chính trị khi còn ở Quân đội Nhân dân Việt Nam, tính ra cũng đã gần 25 năm, chưa bao giờ thấy một cơ quan tham mưu cho Đảng lại có cách hành xử kém cỏi như vậy.

Cách thể hiện ý tứ, chữ nghĩa như trong công văn 46-BC/BTGTW là điều không nên có trong các văn bản phát xuất từ cơ quan tham mưu của Đảng, nhất là tham mưu về tư tưởng lý luận, thường xuyên phải làm việc với đội ngũ trí thức, những người có học và có quá trình cống hiến. Đặc biệt khi nhận xét về công tác quản lý của Đảng Đoàn, Uỷ Ban Trung ương MTTQVN và những người được Đảng Đoàn, tập thể tín nhiệm cử giữ cương vị đứng đầu Báo Đại Đoàn Kết , cơ quan ngôn luận của Mặt Trận, mà tiền thân của nó là tờ báo Cứu Quốc, nay đã 66 tuổi, càng rất không nên sử dụng một phong cách ngôn ngữ hồ đồ như vậy.

Trước hết, xin được nhắc lại một sự việc liên đới trực tiếp đến người đã ký văn bản số 46-BC/BTGTW này, để các đồng chí suy nghĩ và cân nhắc. Con người này, đã từng vì lợi ích cá nhân, cản trở báo chí không cho đăng tải tin tức về một vụ hiếp dâm trẻ con (vụ án Lương Quốc Dũng) thì không thể có tư cách giáo dục tư tưởng đối với người khác, huống chi là giữ vị trí quản lý báo chí. Công luận không hiểu được vì sao một con người đầy tai tiếng như vậy, đã quá tuổi nghỉ hưu, mà vẫn được sử dụng, lại còn tiếp tục được giữ vị trí Phó ban Tuyên giáo Trung ương ??!

Đất nước ta đang phải đối diện với nhiều vấn đề nan giải về tư tưởng, lý luận, báo chí và truyền thông. Đảng và Nhà nước đang huy động tất cả tinh tuý của đội ngũ trí thức, những người tâm huyết với sự nghiệp này để cùng nhau kiến giải và tìm ra định hướng tốt nhất cho công cuộc đổi mới đất nước. Anh em làm báo chúng tôi cũng đang góp tay góp sức vào công việc ấy. Tôi nghĩ kiểu đe nẹt, ngăn chặn báo chí một cách vô lối như trường hợp không cho đăng thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa qua, bằng động tác nhắc nhở “dù là ai cũng không được đăng, phát” (Bản thông tin công tác tuần số 39 của Ban Tuyên giáo Trung ương) là điều không nên. Cho đó là “kỷ luật thông tin” lại càng không nên. Là người có học, biết trọng đạo lý, tâm huyết với lý tưởng từ ngày vào Đảng, tôi có đủ lòng tin để nghĩ rằng trên đất nước này, bây giờ và mãi mãi sau này, không ai có thể quở trách chúng tôi vì đã đăng bức thư của một con người như Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đảng Cộng sản Việt Nam không giáo dục các đảng viên của mình thấy việc hợp với đạo lý mà không làm. Đảng cũng chẳng bao giờ muốn các đảng viên của mình ra mệnh lệnh hoặc tuân thủ mệnh lệnh một cách máy móc, như những người máy. Tôi được biết để tạo thêm lý do “nghiêm trọng” cho việc xúc tiến kiểm điểm và “xử lý” báo Đại Đoàn Kết vừa qua, anh Hồng Vinh còn gửi kèm theo công văn số 46 một số đơn nặc danh, vu cáo Ban biên tập báo nhiều điều, trong đó có việc “tập hợp lực lượng”, “liên hệ với những người có vấn đề về chính trị”, gặp gỡ Câu Lạc bộ Thăng Long… Đây là lối chụp mũ vô tổ chức lẽ ra không nên có trong một cơ quan như Ban Tuyên giáo Trung ương.

Nhân đây, tôi cũng xin phản ánh: Dư luận hiện nay trong nhân dân, trong đội ngũ trí thức, văn nghệ, báo chí… ngày càng nhiều và bất lợi, khi chúng ta quy tụ về để giữ các vị trí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương quá nhiều những người làm không được việc, không được đồng chí và nhân dân ủng hộ ở các nơi khác. Tôi tin vào sự cân nhắc, lựa chọn của Đảng, nhưng nếu thực sự có quá nhiều dư luận phản ánh thì Trung ương cũng nên xem lại, bởi vì để như vậy vừa gây khó cho đồng chí Bí thư Trung ương phụ trách Trưởng Ban, vừa làm tăng thêm sự thiếu nể trọng trong tất cả các lực lượng đang làm việc dưới sự quản lý của Ban Tuyên giáo Trung ương, một bộ máy tham mưu giúp việc cho Đảng có độ dày truyền thống từ trong chiến tranh, và qua bao thăng trầm của công cuộc Đổi mới.

Sức mạnh của Đảng chỉ có được từ lòng tin của nhân dân vào đường lối lãnh đạo đất nước. Trong thời bình, mà nhất là trong giai đoạn đổi mới, hội nhập hiện nay, lãnh đạo càng ít mệnh lệnh, càng tăng cường phương pháp thuyết phục, nhất là đối với những người có tri thức, thì chắc chắn vị thế của Đảng sẽ ngày càng cao hơn trong lòng dân tộc. “Mệnh lệnh”, hay “kỷ luật thông tin” được nhân danh để sử dụng một cách thiếu thận trọng, hàm hồ, lồng ghép cá nhân vào đó chính là một biểu hiện ấu trĩ về chính trị, chính là làm suy yếu chứ không phải tăng cường sức mạnh của nguyên tắc tập trung dân chủ. Nó chỉ làm thất vọng những người có tâm huyết với sự nghiệp Đổi mới, và làm chỗ dựa cho những kẻ xấu, bất tài, hám danh lợi quyền chức, làm suy yếu tinh thần cộng sản trong Đảng.

Mấy lời đóng góp và kiến nghị thẳng thắn, nếu có chỗ nào không phải, rất mong các đồng chí bỏ qua. Kính chúc các đồng chí mạnh khoẻ để ngày càng phục vụ tốt sự nghiệp Đổi mới của toàn Đảng, toàn dân.

Người kiến nghị,

Lý Tiến Dũng
TỔNG BIÊN TẬP BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT

Thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về việc phá tòa nhà Quốc hội

Đề nghị: Bảo tồn và tiếp tục sử dụng Hội trường Ba Đình, chưa nên xây dựng Nhà Quốc hội và không xây dựng tại Khu di tích lịch sử 18 Hoàng Diệu

Đại tướng Võ Nguyên Giáp phản đối quyết định phá bỏ Hội trường Ba Đình và xây Nhà Quốc hội tại địa điểm này. Ông gửi thư cho Bộ chính trị, Quốc hội và Chính phủ rồi viết “thư ý kiến” gửi các báo. Nhưng đã có lệnh cấm “không đăng tải ý kiến” vì “đã có quyết định rồi”.

“Vừa qua, trong dư luận xã hội lan truyền tin cho rằng Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết bức thư rất tâm huyết đề nghị Trung ương xung quanh chủ trương dỡ bỏ Hội trường Ba Đình, xây dựng toà nhà Quốc hội mới trên khu di tích Hoàng thành Thăng Long, nhưng thư không được các báo đăng. Để giải toả những bức bối từ các vị cán bộ lão thành và nhiều bạn đọc có quan tâm đến vấn đề này, ĐẠI ĐOÀN KẾT đã đến văn phòng của Đại tướng, được xem hai bức thư gần đây gửi các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, và bức thư dưới dạng ý kiến để đăng báo mà Đại tướng muốn đưa ra công luận. Chúng tôi xin đăng toàn văn ý kiến này, với mong muốn các tầng lớp nhân dân cũng như các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước nên tham khảo như một sự trăn trở, day dứt của một vị khai quốc công thần trước chủ trương nói trên, dù ngành xây dựng đã trình Chính phủ và đã được Quốc hội khoá 11 biểu quyết đa số”.

Báo Đại Đoàn Kết

Lá thư làm TBT Lý Tiến Dũng mất chức

Xem thêm: Kỷ luật lãnh đạo báo Đại Đoàn Kết trên BBC RFI

Góc nhìn: Huy Đức – Chuyện tướng Giáp

On the net

Một trong những học trò của tướng Giáp, ông Bùi Diễm, một người đã từng là bộ trưởng phủ thủ tướng Việt Nam Cộng hoà năm 1965, nhớ lại: Khi tôi vào trường Thăng Long, nơi đây đã sôi sục ý chí chống Pháp và những cuộc tranh luận về tương lai cho xã hội Việt Nam. Ban giáo sư gồm những người như ông Phan Thanh, Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Trần Văn Tuyên… nhưng trong tất cả những nhân vật đáng nhớ, đặc biệt có một người tôi khó quên: đó là ông Võ Nguyên Giáp, người dạy tôi về môn sử.

Tướng Giáp

Huy Đức  – Tướng Giáp

Tiếng vỗ tay như làm vỡ tung cung Hữu Nghị Việt Xô khi thủ tướng Võ Văn Kiệt nhấn giọng: “Xin chào mừng đại tướng Võ Nguyên Giáp, thời đó là tổng tư lệnh chiến dịch Điện Biên Phủ, người đã chấp hành triệt để và sáng tạo quyết định của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bộ Chính trị, cùng bộ Chỉ huy chiến dịch, chỉ đạo trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ giành toàn thắng”

Thật khó biết điều gì đang diễn ra trong lòng tướng Giáp, từ lâu ông đã có một gương mặt rất ít biểu lộ. Nhưng, những giọt nước mắt của những người có mặt hôm ấy thì không thể kiềm chế, chúng lăn rất nhanh trên má họ; trong khi, tiếng vỗ tay vẫn cứ kéo dài. Hôm ấy là ngày 6.5.1994, tại Hà Nội, Nhà nước tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Bài diễn văn của thủ tướng Võ Văn Kiệt chỉ vỏn vẹn có 59 từ nói về tướng Giáp, được viết rất công thức, sở dĩ, chúng có thể tạo ra sự rung động đặc biệt đến vậy, là vì đó là lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ, cái tên Võ Nguyên Giáp lại được nhắc đến trong một buổi lễ chính thức. Điện Biên Phủ là một chiến thắng “chấn động”, một chiến thắng đưa Võ Nguyên Giáp trở thành một bậc tướng huyền thoại. Nhưng, năm 1984, khi chuẩn bị số đặc biệt mừng 30 năm Điện Biên, vào giờ chót, một tờ báo đã không đăng tấm hình tướng Giáp.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh năm 1911 tại thôn An Xá, xã Lộc Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình. Tướng Giáp kể: “Ông ngoại tôi vốn là một lãnh binh theo nghĩa quân Cần Vương, mỗi khi tây về làng bà ngoại lại phải bỏ mẹ tôi vào quang thúng gánh chạy”.

Những năm học ở trường Quốc học Huế, cậu Giáp học rất xuất sắc, thường tới nhà cụ Phan Bội Châu đàm đạo và được cụ Phan cho mặc sức sử dụng kho sách của mình. Giáp cũng chơi thân với thầy giáo Đặng Thai Mai. Con gái cụ Mai, bà Đặng Bích Hà, sau này là phu nhân đại tướng, kể: “Ba tôi lớn hơn nhà tôi một giáp, nhưng hai người là bạn vong niên, rất thân nhau”.

Năm 1929, 18 tuổi, lần đầu tiên tướng Giáp ra Hà Nội. Một người đồng chí của ông ở Tân Việt, ông Nguyễn Văn Tạo, dẫn ông ra Cửa Bắc, thành Hà Nội để nhìn hai vết đạn đại bác của Pháp đánh dấu thành Hà Nội thất thủ. Tướng giữ thành Hoàng Diệu tự sát. Lúc dạy học ở Thăng Long, ông Giáp thường nói về tinh thần yêu nước và quá khứ anh hùng. Ông vẫn thường dẫn học trò ra đê Giảng Võ coi mộ Francis Garnier; ra Cầu Giấy chỉ cho học sinh mộ Henri Rivière để nung nấu họ tinh thần chống Pháp.

Một trong những học trò của tướng Giáp, ông Bùi Diễm, một người đã từng là bộ trưởng phủ thủ tướng Việt Nam Cộng hoà năm 1965, nhớ lại: Khi tôi vào trường Thăng Long, nơi đây đã sôi sục ý chí chống Pháp và những cuộc tranh luận về tương lai cho xã hội Việt Nam. Ban giáo sư gồm những người như ông Phan Thanh, Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Trần Văn Tuyên… nhưng trong tất cả những nhân vật đáng nhớ, đặc biệt có một người tôi khó quên: đó là ông Võ Nguyên Giáp, người dạy tôi về môn sử. Dáng người nhỏ nhắn song nhìn vào ông thì thấy cả một bầu nhiệt huyết. Những gì về ông Giáp hồi ấy thật đặc biệt, vì vậy mà hơn nửa thế kỷ sau, tôi vẫn còn nhớ rõ rệt. Phần giảng dạy của ông về Nã Phá Luân (Napoléon) rất ly kỳ. Ông trình bày tường tận chiến thuật và chiến lược của Nã Phá Luân bằng cách tả rõ từng trận đánh nhỏ một. Hình như ông đã in tất cả trong đầu và sử trở thành một phần trong con người ông. Ông như chìm đắm vào thế giới của mình và ông lôi kéo học trò vào thế giới đó. Trong giờ ông giảng, học sinh thường im lặng như tờ… (Bùi Diễm – Gọng kìm lịch sử, Phạm Quang Khai, 2000, tr. 21, 22, 23).

Lần ra Hà Nội năm 1929 để bàn với chi bộ Vinh và Hà Nội tổ chức cho Nguyễn Thị Minh Khai đi thoát ly, theo lời kể của chị Hồng Anh, con gái tướng Giáp: “Cha tôi lần đầu tiên nghe nhắc đến cái tên Nguyễn Thị Quang Thái (cô em gái trẻ, thông minh và rất xinh đẹp của Nguyễn Thị Minh Khai – người viết). Trong chuyến tàu cha tôi trở lại Huế, tới Vinh thì gặp mẹ tôi (Quang Thái) lên tàu, cùng với một nữ sinh Đồng Khánh. Lúc đó mẹ tôi mặc áo dài, tóc để xoã, da trắng, gương mặt sáng. Nhưng điểm gây ấn tượng với cha tôi nhất là đôi mắt”. Năm 1935, họ cưới nhau.

Năm 1940, Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng được tổ chức đưa sang Vân Nam. Giáp chia tay với người vợ trẻ Nguyễn Thị Quang Thái khi họ vừa có Hồng Anh, con gái đầu lòng. Đó là lần chia tay cuối. Sau khi Giáp ra đi, Quang Thái bị Pháp bắt và năm 1944 chết trong nhà tù.

Năm 1946, Võ Nguyên Giáp tới thăm gia đình ông Đặng Thai Mai khi gia đình giáo sư vừa rời Sầm Sơn ra Hà Nội sau khi từ chối một chức bộ trưởng trong chính phủ Trần Trọng Kim. Năm ấy, bà Đặng Bích Hà bước sang tuổi 19, đẹp và là “tiểu thư” trong một gia đình danh giá. Mối tình của họ đã đưa bà Đặng Bích Hà lên chiến khu, sinh cho ông thêm hai cô gái, và đúng năm 1954 sinh hạ người con trai thứ nhất, đặt tên là Võ Điện Biên.

Khi phân công trong Đảng, Hồ Chí Minh nói: “Việc quân sự giao cho chú Giáp”. Cụ Hồ cũng đã từng cử Võ Nguyên Giáp sang Trung Quốc học quân sự. Nhưng trên đường đi, chiến tranh thế giới thứ 2 đưa người Pháp ở chính quốc vào thế thua, Hồ Chí Minh thấy thời cơ tới nên gọi ông trở lại. Từ đó ông không có thêm cơ hội để học qua bất cứ một trường lớp nào. Có lẽ, chính những năm dạy sử ở trường Thăng Long đã hình thành nên tư duy quân sự ấy.

Thiếu tướng Lê Phi Long cho rằng: “Ngoài tài năng còn có một yếu tố quan trọng khác, ông là một người có đầu óc thực tiễn ghê gớm, luôn tổng kết trong thắng, trong bại để tìm ra cách đánh mới”. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đại tướng đã quyết định thay đổi từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chậm, thắng chắc”. Một quyết định mà theo GS Phan Huy Lê, trở thành nhân tố làm nên Điện Biên Phủ. Một quyết định mà theo thượng tướng Lê Trọng Tấn, tránh cho toàn bộ lực lượng của ta bị “phơi áo” trong lòng chảo Điện Biên. Nhưng quyết định đó không chỉ là kết quả của “11 ngày đêm trăn trở”. Theo thiếu tướng Lê Phi Long, kể từ tháng 5.1953 sau trận Nà Sản, đại tướng đã quyết định thành lập một tổ nghiên cứu 24 người nằm trong rừng lim khu căn cứ Định Hoá để “chuẩn bị lý luận đánh tập đoàn cứ điểm”. Tướng Lê Phi Long là cục phó cục Tác chiến, năm 1953, ông là một trong 24 sĩ quan nằm trong “tổ nghiên cứu” ấy.

Năm 1975, kết thúc chiến tranh. Năm 1977, đại tướng Võ Nguyên Giáp được cho thôi chức bí thư Quân uỷ Trung ương, thôi bộ trưởng bộ Quốc phòng, những chức vụ mà ông được giao kể từ năm 1946. Năm 1982, ông không còn là ủy viên bộ Chính trị. Năm 1983, ông được giao kiêm nhiệm chức chủ tịch uỷ ban Quốc gia về sinh đẻ có kế hoạch. Năm 1983, dân gian làm thơ: “Nhà thơ làm kinh tế/ Thống chế đi đặt vòng”. Cũng trong năm 1983 ấy, ông về quê, thảnh thơi đi bộ ra chợ Tréo (huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình); chợt hỏi: “Bún chợ Tréo chấm ruốc, giờ có còn ngon không?” Mấy người dân quê nghe “bún chấm ruốc” từ miệng vị tướng lẫy lừng, không hiểu sao, oà khóc. 

Huy Đức

Link gốc: http://sgtt.vn/Goc-nhin/61311/Tuong-Giap.html

Bộ ảnh: Tướng Giáp những tháng năm

On the net

Tướng Giáp

Năm 1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp duyệt Giải phóng quân từ Tân Trào về Hà Nội.
Bữa cơm thân mật của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ngồi giữa), đồng chí Trường Chinh ở chiến khu Việt Bắc năm 1947.
Ngày 6/12/1953 tại Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh đạo Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội họp bàn kế hoạch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ. Từ trái sang phải, tướng Văn Tiến Dũng, đồng chí Trần Đăng Ninh, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị – Nguyễn Chí Thanh.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghe báo cáo tình hình chiến sự Điện Biên Phủ.
Các chiến sỹ Điện Biên mừng sinh nhật Bác (19/5/1954).
Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1962.
Đại tướng đi thăm mặt trận năm 1968.
Đại tướng tiếp Ngài Norodom Shihanuk trong ngày Bác mất năm 1969.