Góc nhìn: Lật lại vụ án Nguyễn Trường Tô – Danh sách đen thành trắng?

On the net

Thúy khai: “Khoảng 19g một ngày trong tháng 1/2009, thầy Xương gọi điện cho tôi nói, lát nữa sẽ có người đón tôi đi. Tôi đi bộ theo Quốc lộ II được một đoạn thì thấy một xe ô tô dừng lại đón, trong xe có một phụ nữ (không biết tên). Lái xe đưa tôi đến khách sạn Hương Trà (Vị Xuyên). Khi đến sân khách sạn, tôi thấy có mấy người (trong đó có anh Sang làm ở Huyện Đoàn Vị Xuyên). Sang nói với tôi: “Vào đi, nhanh lên!”. Người phụ nữ đưa tôi vào phòng 102, ông Tô đang ở trong phòng, bảo. Sau khi quan hệ tình dục ông Tô đưa cho tôi 500.000đ rồi ra về”.

Bị can Hằng khai: “Khoảng 16g (vào một ngày trong tháng 8/2009), ông Tô gọi điện rủ tôi xuống huyện Bắc Quang chơi. Ông Tô đón tôi ở cầu xi-măng, Km 32 Quốc lộ II (Hà Giang – Tuyên Quang) rồi đưa tôi đến một phòng của khách sạn Vĩnh Hà (thị trấn Việt Quang) để quan hệ tình dục, sau đó đã đưa cho tôi một triệu đồng”.

Ba bị cáo Sầm Đức Xương, Nguyễn Thị Thanh Thúy, Nguyễn Thị Hằng tại phiên tòa phúc thẩm

Không truy tố ai trong “danh sách đen”

Bản kết luận điều tra vụ án (lần hai) ngày 13/11/2010 của cơ quan điều tra (PC44) Công an tỉnh Hà Giang, nêu rõ:  Có tất cả 16 cá nhân liên quan đến “danh sách đen” do các bị cáo khai, có liên quan đến đường dây “buôn hương bán phấn” học trò, do Sầm Đức Xương cầm đầu. Theo tố cáo của các bị can Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Thanh Thúy và các đối tượng khác về 14 cá nhân liên quan tới việc mua dâm, cơ quan điều tra công an tỉnh Hà Giang đã tiến hành xác minh.

Đối với ông Nguyễn Trường Tô (nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang), Thúy khai: “Khoảng 19g một ngày trong tháng 1/2009, thầy Xương gọi điện cho tôi nói, lát nữa sẽ có người đón tôi đi. Tôi đi bộ theo Quốc lộ II được một đoạn thì thấy một xe ô tô dừng lại đón, trong xe có một phụ nữ (không biết tên). Lái xe đưa tôi đến khách sạn Hương Trà (Vị Xuyên). Khi đến sân khách sạn, tôi thấy có mấy người (trong đó có anh Sang làm ở Huyện Đoàn Vị Xuyên). Sang nói với tôi: “Vào đi, nhanh lên!”. Người phụ nữ đưa tôi vào phòng 102, ông Tô đang ở trong phòng, bảo. Sau khi quan hệ tình dục ông Tô đưa cho tôi 500.000đ rồi ra về”.

Bị can Hằng khai: “Khoảng 16g (vào một ngày trong tháng 8/2009), ông Tô gọi điện rủ tôi xuống huyện Bắc Quang chơi. Ông Tô đón tôi ở cầu xi-măng, Km 32 Quốc lộ II (Hà Giang – Tuyên Quang) rồi đưa tôi đến một phòng của khách sạn Vĩnh Hà (thị trấn Việt Quang) để quan hệ tình dục, sau đó đã đưa cho tôi một triệu đồng”.

Các bị can còn khai về  các ông Đinh Xuân Hùng (Giám đốc Ngân hàng Chính sách tỉnh Hà Giang) và ông Nguyễn Việt Huấn (lái xe của ông Hùng) như sau: “Tháng 10/2008, Sầm Đức Xương gọi điện bảo Hằng đón Nông Thị Phẩm và Nguyễn Thị Thanh Thúy xuống nhà nghỉ Thùy Linh (ở Tân Quang – Bắc Quang) để bán dâm cho Sầm Đức Xương và hai người bạn của Xương. Hằng đi xe máy xuống đón Phẩm và Thúy. Hằng vào nói chuyện với ông Hùng, còn Thúy vào nói chuyện với ông Huấn. Phẩm vào phòng gặp Xương, bị y đặt vấn đề mua dâm nhưng Phẩm không đồng ý, Xương vẫn đưa cho Phẩm số tiền 2,5 triệu đồng”.

Bị can Hằng khai: sau lần gặp ông Hùng ở khách sạn Thùy Linh, giữa Hằng và ông Hùng có liên lạc điện thoại với nhau và nảy sinh tình cảm. Hằng đã tự lên khách sạn Hoàng Anh (Hà Giang) thuê phòng rồi hẹn ông Hùng đến quan hệ tình dục. Bị can Thúy khai được Sầm Đức Xương gọi điện bảo đi gặp ông Hùng ở khách sạn Quế Lâm (huyện Vị Xuyên).  Ông Huấn đón Thúy ở thị trấn Việt Lâm lên khách sạn Quế Lâm để bán dâm cho ông Hùng, sau đó ông Hùng đưa cho Thúy 2,8 triệu đồng.

Những cá nhân khác bị tố cáo, trong kết luận điều tra của cơ quan điều tra công an tỉnh Hà Giang cũng ghi rõ: những cá nhân bị tố cáo mua dâm còn lại cũng đã có hành vi mua dâm đối với bị can Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy. Qua Hằng và Thúy, các bị hại khác (Nguyễn Thị Ly, Nông Thị Phẩm, Nguyễn Hồng Thế…) cũng đã bán dâm cho một số đối tượng bị tố cáo nói trên.

Bản kết luận điều tra nêu rõ: Ngoài ông Nguyễn Trường Tô là chủ tịch tỉnh, nhiều cá nhân bị tố cáo có hành vi mua dâm là những cán bộ hiện đang công tác tại Công an tỉnh Hà Giang (ông Hoàng Ngọc Bích – Trưởng ban tổ chức Công an tỉnh Hà Giang; ông Lê Minh Thành – cán bộ hải quan cửa khẩu Thanh Thủy; ông Văn – công an tỉnh Hà Giang… Nhiều cá nhân bị tố cáo đã mua dâm đối với hai bị cáo Hằng – Thúy và các nạn nhân khác từ một đến hai lần hoặc nhiều hơn.

Căn cứ vào lời khai của các bị can, căn cứ vào lời khai của các đối tượng liên quan, lời khai của người bị tố cáo, lời khai của các nhân chứng và kết quả đối chất, nhận dạng, xác định hiện trường và các tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án, cơ quan điều tra kết luận: không đủ chứng cứ để chứng minh 16 cá nhân bị tố cáo mua dâm nói trên đã có hành vi mua dâm người chưa thành niên. Vì vậy, không đủ cơ sở xem xét trách nhiệm hình sự đối với các đối tượng đã nêu trên (?!).

Thu Trang

Theo phunuonline

Phụ lục:

Đây là bản tường trình của Nguyễn Thúy Hằng

Dưới đây là tường trình của Nguyễn Thị Thanh Thúy với danh sách và số ĐT của các VIP ở Hà Giang

Sưu tầm Govn

Góc nhìn: Lật lại vụ án Nguyễn Trường Tô – Không đủ bằng chứng xử lý hình sự?

On the net

Nguyên Chủ tịch tỉnh Hà Giang thoát vòng lao lý

Công bố quyết định kỷ luật ông Nguyễn Trường Tô, Tin tức trong ngày, chu tich tinh ha giang, nguyen truong to, sa doa, quyet dinh ky luat, cach chuc

Cơ quan điều tra đã tiến hành điều tra trong một thời gian dài, gia hạn điều tra tới ba lần. Cuối cùng cơ quan điều tra đã kết luận: Không đủ chứng cứ để chứng minh 16 cá nhân bị tố cáo mua dâm đã có hành vi mua dâm người chưa thành niên.

Do đó, không đủ bằng chứng để xem xét trách nhiệm hình sự đối với các đối tượng. Kết luận điều tra cũng cho hay, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Giang đã có công văn kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý các đối tượng trên theo quy định.

Tuy nhiên dư luận đặt câu hỏi: Khi đã kết luận không đủ bằng chứng để xem xét trách nhiệm hình sự thì cơ quan điều tra kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý các đối tượng bị tố cáo mua dâm về hành vi gì?

Nguyên Chủ tịch tỉnh bị tố mua dâm như thế nào?

Liên quan đến bản “danh sách đen” mà hai bị cáo học trò Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy khai ra trong phiên xử phúc thẩm ngày 27-1-2010, kết luận điều tra nêu rõ: Các bị cáo đã khai ra 16 cá nhân liên quan đến đường dây mua dâm học trò do Sầm Đức Xương cầm đầu. Cơ quan điều tra đã tiến hành xác minh, điều tra đối với từng trường hợp.

Sầm Đức Xương (giữa) bị dẫn giải tới phiên tòa phúc thẩm vào tháng 1-2010.

Theo đó, đối với ông Nguyễn Trường Tô – (nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang), Nguyễn Thị Thanh Thúy khai: “Tháng 1-2009, thầy Xương gọi điện cho tôi nói: “Lát nữa có một chị bạn của thầy gọi điện cho em đấy, em cứ đi theo chị ấy!”. Một lúc sau, tôi thấy có người phụ nữ gọi điện nói ra khỏi nhà, có ô tô đón. Đi bộ theo Quốc lộ 2 được một đoạn thì thấy một xe ô tô dừng lại đón tôi lên xe, trong xe có một phụ nữ (tôi không biết tên).

Lái xe đã đưa tôi đến khách sạn Hương Trà (ở Vị Xuyên). Khi đến sân khách sạn có mấy người, trong đó có anh Sang làm Huyện đoàn Vị Xuyên. Anh Sang nói với tôi: “Vào đi nhanh lên!”. Người phụ nữ đưa tôi vào phòng 102, ông Tô đang ở trong phòng và bảo tôi cởi quần áo lên giường quan hệ tình dục. Sau đó, ông Tô đưa cho tôi 500.000 đồng rồi ra về”.

Còn Nguyễn Thị Hằng khai: “Tháng 8-2009, ông Tô gọi điện rủ tôi xuống huyện Bắc Quang chơi. Ông Tô đón tôi ở cầu Xi măng, km 32 Quốc lộ 2 (Hà Giang – Tuyên Quang) rồi đưa đến một phòng của khách sạn Vĩnh Hà (ở thị trấn Việt Quang). Ông Tô và tôi quan hệ tình dục, sau đó ông đã đưa cho tôi một triệu đồng”.

Liên quan đến một lãnh đạo ngân hàng ở Hà Giang, các bị can học trò cũng khai: “Tháng 10-2008, Sầm Đức Xương gọi điện bảo Hằng đón N.T.P và Nguyễn Thị Thanh Thúy xuống nhà nghỉ Thùy Linh (ở Tân Quang, Bắc Quang) để bán dâm cho hai người bạn của Xương. Hằng đã đi xe máy xuống đón N.T.P và Thúy. Hằng vào nói chuyện với lãnh đạo ngân hàng này, còn Thúy vào nói chuyện với người lái xe. N.T.P vào phòng gặp Xương, bị y đặt vấn đề mua dâm nhưng không được đồng ý.

Dù vậy, Xương vẫn đưa cho N.T.P số tiền 2,5 triệu đồng”. Hằng còn cho biết, sau lần gặp vị lãnh đạo ngân hàng Hà Giang ở khách sạn Thùy Linh, Hằng đã tự lên khách sạn Hoàng Anh (Hà Giang) thuê phòng rồi hẹn vị này đến quan hệ tình dục. Thúy cũng cho biết, lần “quan hệ” với vị lãnh đạo ngân hàng này ở khách sạn Quế Lâm (huyện Vị Xuyên), Thúy đã được cho 2,8 triệu đồng.

Vụ án Sầm Đức Xương – nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, mua dâm học trò được phát hiện vào đầu tháng 9-2009. Hiệu trưởng Sầm Đức Xương bị khởi tố về hành vi mua dâm trẻ vị thành niên.

Hai nữ sinh Nguyễn Thúy Hằng, Nguyễn Thị Thanh Thúy bị khởi tố về hành vi môi giới mại dâm. Quá trình điều tra, đã làm rõ hàng chục học sinh cấp 2, cấp 3 là nạn nhân trong đường dây mua dâm học trò này.

Không đủ bằng chứng (?)

Kết luận điều tra cũng cho hay, ngoài ông Nguyễn Trường Tô, nhiều cá nhân khác bị tố cáo có hành vi mua dâm là những cán bộ đang công tác tại các cơ quan của tỉnh Hà Giang. Trong đó, có một cán bộ ở phòng Tổ chức Công an tỉnh Hà Giang; ông Lê Minh T. – cán bộ hải quan cửa khẩu Thanh Thủy… Những cá nhân này cũng bị tố cáo đã mua dâm nhiều lần đối với Hằng, Thúy và các nữ sinh khác.

Sau khi có đơn tố cáo các quan chức mua dâm, cơ quan điều tra đã tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo của Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Thanh Thúy. Cơ quan điều tra đã làm rõ các lời khai của Hằng, Thúy, lời khai của các đối tượng liên quan, lời khai của người bị tố cáo, lời khai của các nhân chứng và kết quả đối chất, nhận dạng…

Cơ quan điều tra đã tiến hành điều tra trong một thời gian dài, gia hạn điều tra tới ba lần. Cuối cùng cơ quan điều tra đã kết luận: Không đủ chứng cứ để chứng minh 16 cá nhân bị tố cáo mua dâm đã có hành vi mua dâm người chưa thành niên.

Do đó, không đủ bằng chứng để xem xét trách nhiệm hình sự đối với các đối tượng. Kết luận điều tra cũng cho hay, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Giang đã có công văn kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý các đối tượng trên theo quy định.

Tuy nhiên dư luận đặt câu hỏi: Khi đã kết luận không đủ bằng chứng để xem xét trách nhiệm hình sự thì cơ quan điều tra kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý các đối tượng bị tố cáo mua dâm về hành vi gì?

Khiết Giang

Theo danviet

Tin nóng: Hà Giang – Từ Chủ tịch tỉnh đến Bí thư tỉnh cùng mất chức

On the net

Đại hội đại biểu tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2010-2015

Hà Giang có bí thư tỉnh ủy mới

SGTT.VN – Sáng 4.10, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã công bố kết quả kỳ họp lần thứ nhất Ban chấp hành Đảng bộ khóa XV nhiệm kỳ 2010-2015. Theo đó, ông Triệu Tài Vinh, dân tộc Dao, nguyên phó bí thư Tỉnh ủy, đắc cử chức danh bí thư Tỉnh ủy Hà Giang.

Được biết, qua thẩm tra xác minh sai phạm của các cán bộ, ủy ban kiểm tra T.Ư đã phát hiện ông Nguyễn Trường Tô, phó bí thư tỉnh uỷ, bí thư ban cán sự Đảng, chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đã có các biểu hiện vi phạm như thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng tư cách cấp uỷ viên, đảng viên… Sau khi kiểm điểm, ông Tô đã bị khai trừ Đảng và cách chức chủ tịch UBND tỉnh.

Liên quan trách nhiệm, ủy ban Kiểm tra T.Ư cũng yêu cầu ông Hoàng Minh Nhất, bí thư tỉnh uỷ Hà Giang và ông Nguyễn Bình Vận, giám đốc Công an tỉnh phải kiểm điểm trước Tỉnh uỷ về việc này do biết những sai phạm của ông Tô từ năm 2005 nhưng không báo cáo tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét giải quyết.

Theo SGTT

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang khóa XV (nhiệm kỳ 2010 – 2015)

Tóm tắt quá trình công tác của đồng chí Triệu Tài Vinh, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang khóa XV (nhiệm kỳ 2010 – 2015)

I. Sơ lược lý lịch:

– Sinh ngày 26.8.1968;

– Dân tộc: Dao;

– Vào Đảng: Ngày 1.7.1998; chính thức ngày 1.7.1999;

– Trình độ học vấn: 12/12;

– Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ Nông nghiệp;

– Trình độ lý luận: Cử nhân;

– Quê quán: Hồ Thầu – Hoàng Su Phì – Hà Giang.

– Trú Quán: Tổ 3, phường Trần Phú, Thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

II.Quá trình công tác:

– Từ tháng 2.1995 đến tháng 2.1996: Cán bộ phòng kỹ thuật, Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn;

– Từ tháng 3.1996 đến tháng 6.1998: Cán bộ Tổng hợp văn phòng HĐND&UBND huyện Hoàng Su Phì;

– Từ tháng 7.1998 đến tháng 1.1999: Cán bộ phòng Nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện Hoàng Su Phì;

– Từ tháng 2.1999 đến tháng 4.1999: Phó Văn phòng HĐND&UBND huyện Hoàng Su Phì;

– Từ tháng 5.1999 đến tháng 12.2003: Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì; Tháng 11.2000 là Ủy viên BCH Đảng bộ huyện.

– Từ tháng 1.2004 đến tháng 2.2006: Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì; từ tháng 6.2004 là đại biểu HĐND tỉnh khoá XV.

– Từ tháng 3.2006 đến tháng 2.2007: Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Tỉnh uỷ viên, Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì, đại biểu HĐND tỉnh;

– Từ tháng 3.2007 đến 6.2008: Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Hoàng Su Phì;

– Từ tháng 7.2008 đến tháng 10.2009: Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Ủy viên BTV Tỉnh uỷ; Bí thư Huyện uỷ kiêm Chủ tịch HĐND huyện Hoàng Su Phì;

– Từ tháng 11.2009 đến 9.2010: Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang.

Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, đồng chí được Đại hội bầu tiếp tục tái cử vào BCH Đảng bộ tỉnh và được BCH Đảng bộ tỉnh bầu giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ khoá XV (nhiệm kỳ 2010-2015) với số phiếu tín nhiệm cao 100%.

* Các Phó Bí thư Tỉnh ủy khóa XV (nhiệm kỳ 2010 – 2015)

Phó bí thư: Đồng chí VƯƠNG MÍ VÀNG

Phó bí thư: Đồng chí ĐÀM VĂN BÔNG

 

Link gốc: http://www.baohagiang.vn/?lang=V&func=newsdetail&newsid=13853&CatID=22&MN=2

Rộng đường dư luận: Họp báo vụ ông Nguyễn Trường Tô – Không mâu thuẫn nội bộ ?

On the net

Vụ ông Nguyễn Trường Tô: Không có mâu thuẫn nội bộ

Ông Hoàng Đình Châm – phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh – và ông Hoàng Trung Luyến – trưởng Ban tuyên giáo tỉnh ủy Hà Giang – đều khẳng định điều này trong cuộc họp báo sau kỳ họp bất thường của HĐND tỉnh Hà Giang.

Ông Hoàng Đình Châm (trái) và ông Hoàng Trung Luyến tại cuộc họp báo
Ông Hoàng Đình Châm (trái) và ông Hoàng Trung Luyến tại cuộc họp báo . Ảnh: Đ.Bình – Tuổi Trẻ

* Tuổi Trẻ: Tại hội nghị ban chấp hành đảng bộ tỉnh ủy mở rộng hôm 25 – 7, Bí thư tỉnh ủy Hoàng Minh Nhất nói rằng, thường vụ tỉnh ủy sẽ họp rút kinh nghiệm về vụ việc và xử lý nghiêm những vấn đề tồn tại. Đó là vấn đề gì, thưa ông?

– Ông Hoàng Trung Luyến: Tồn tại thứ nhất là công tác quản lý cán bộ đảng viên. Rút kinh nghiệm thứ hai là khi có vụ việc xảy ra thì tập thể phải tiếp cận để xem xét, giải quyết nhanh, gọn, dứt điểm, rõ ràng. Và nhất là phải chú trọng vấn đề rèn luyện, giám sát về đạo đức, lối sống.

* Tuổi Trẻ: Dư luận cho rằng, vấn đề tồn tại ở đây liên quan đến mâu thuẫn nội bộ. Cụ thể là giám đốc công an tỉnh tố cáo chủ tịch tỉnh và chủ tịch tỉnh cũng có đơn thư tố cáo giám đốc công an tỉnh. Phải chăng đó mới chính là tồn tại phải xử lý?

– Ông Hoàng Trung Luyến: Các nội dung đó hoàn toàn không liên quan đến nhau, không móc xích vào nhau. Chúng tôi thấy những cái đó cũng là bình thường, vì nó là đơn thư nặc danh. Việc thẩm tra, xác minh của các tổ công tác cũng theo quy trình bình thường, chứ không phải do có mâu thuẫn mà chúng tôi mới làm. Cho nên, cái này không có mâu thuẫn nội bộ.

– Ông Hoàng Đình Châm: Tôi xin nói thêm, đây là những vấn đề đã được tập thể lãnh đạo tỉnh làm rõ. Khuyết điểm của anh Tô vừa qua xuất phát từ chính bản thân anh Tô đã không tu dưỡng, rèn luyện, không có vấn đề gì mất đoàn kết hay vạch tội nhau. Cái này trong kiểm điểm anh Tô đã nói rất rõ trước tập thể.

Còn việc nhà báo hỏi đã được Ủy ban Kiểm tra T.Ư và cơ quan chức năng của Bộ Công an làm rõ và trả lời. Đồng chí Vận (thiếu tướng Nguyễn Bình Vận – giám đốc Công an tỉnh Hà Giang – PV) có thông tin về những tấm ảnh mà một người phụ nữ chụp anh Tô, đó là nghiệp vụ của công an. Việc làm của đồng chí Vận là đúng. Chỉ là cung cấp thông tin mà phạm vi nhiệm vụ mình nắm được, không phải là tố cáo đồng chí Tô.

Còn đồng chí Tô có đơn tố cáo với T.Ư về đồng chí Vận thì đúng hay sai cũng đã được Ủy ban Kiểm tra T.Ư kết luận. Đây không phải là việc của tập thể ủy ban hay ban cán sự, mà là cá nhân đồng chí Tô tố cáo một số việc chưa đúng trong quản lý của đồng chí Vận.

“Trong tất cả cuộc họp tôi là người hiếm hoi phát biểu góp ý đồng chí Tô về lối sống. Khi vụ việc xảy ra tôi rất bất ngờ, nghiêm trọng, đau và thấy đó là tổn thất lớn đối với đảng bộ”.

Ông Hoàng Đình Châm – Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hà Giang

* Báo Nông Thôn Ngày Nay: Vụ việc xảy ra trong thời gian dài và đã có kết luận của Ủy ban Kiểm tra T.Ư. Vậy ở đây có sự bao che, giấu giếm nào từ phía đồng chí bí thư tỉnh ủy và phía công an tỉnh hay không? Tỉnh sẽ xử lý như thế nào đối với những nhân vật liên quan?

– Ông Hoàng Đình Châm: Ngay như UBND chúng tôi cũng chỉ được biết thông tin về những tấm ảnh liên quan đến đồng chí Tô khi Ủy ban Kiểm tra T.Ư kiểm tra, có kết luận. Đây là việc cá nhân của đồng chí Tô, chứ không thể nói tập thể đã biết việc này mà không góp ý, không tham gia. Còn những đồng chí được biết cũng không đủ điều kiện để kết luận đồng chí Tô có hành vi mua dâm.

Vì thế, đồng chí bí thư (tỉnh ủy) đã có góp ý để đồng chí Tô rút kinh nghiệm, không để tái diễn. Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã giám sát, kiểm tra việc này và đã có kết luận phê bình ban thường vụ thiếu kịp thời kiểm tra giúp đỡ đồng chí Tô. Đây là vấn đề thuộc về sinh hoạt, lối sống nên rất khó phát hiện kịp thời.

* Tuổi Trẻ: Sau khi bị khai trừ Đảng và cách hết các chức vụ, ông Tô bây giờ là một công chức bình thường thuộc Văn phòng UBND. Là người trực tiếp điều hành công việc của UBND, ông bố trí công việc của ông Tô như thế nào trong thời gian tới?

– Ông Hoàng Đình Châm: Đến giờ phút này, đồng chí Tô là một người công dân bình thường. Công việc của đồng chí Tô tới đây thế nào thì việc này Ban thường vụ tỉnh ủy chưa bàn, chưa xem xét nên tôi cũng chưa nói được.

Vừa qua, đồng chí Trương Tấn Sang, đồng chí Hoàng Minh Nhất cũng đã phát biểu là việc này sẽ do đồng chí Tô nêu ý kiến (nguyện vọng). Tôi nghĩ còn là một cán bộ bình thường, một công dân bình thường, việc còn lại thì giải quyết theo Luật công chức, Luật lao động.

* VNExpress.net: Dư luận vẫn đang đặt câu hỏi về có hay không sự liên quan của ông Tô đến vụ án Sầm Đức Xương. Sắp tới các cơ quan bảo vệ pháp luật tỉnh Hà Giang sẽ điều tra và xử lý như thế nào về việc này?

– Ông Hoàng Đình Châm: Về vụ án Sầm Đức Xương, sau khi tòa tuyên hủy, đang trong quá trình điều tra lại. Hiện nay chưa có kết luận chính thức của cơ quan điều tra. Quan điểm của tỉnh là làm rõ, nếu ai vi phạm pháp luật thì xử lý nghiêm theo pháp luật. Các bạn hỏi riêng về liên quan của đồng chí Tô thì tôi cũng chưa trả lời được, trả lời bây giờ chưa đủ căn cứ pháp luật.

Theo Tuổi Trẻ

 

Tin nóng: Nội bộ Hà Giang không đấu đá nhau ?

On the net

Ông Châm (đứng) và ông Luyến tại cuộc họp báo sáng nay. Ảnh: Tuấn Anh.

 “Không có mâu thuẫn giữa đồng chí Tô và GĐ Công an”

Được sự phân công của Tỉnh ủy Hà Giang, các ông Hoàng Trung Luyến, Trưởng Ban tuyên giao Tỉnh ủy; ông Hoàng Đình Châm, quyền Chủ tịch tỉnh chủ trì buổi họp báo về việc bãi nhiệm ông Nguyễn Trường Tô, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. Phát biểu mở đầu cuộc họp báo, ông Hoàng Đình Châm phát biểu: “Ban Bí thư Trung ương cũng như Chính phủ đã quyết định khai trừ đảng viên và cách chức Chủ tịch tỉnh đối với ông Nguyễn Trường Tô, nguyên phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang và cho đến hôm nay (28/7), HĐND tỉnh Hà Giang cũng đã họp ra Nghị quyết bãi nhiệm cương vị đại biểu HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh đối với ông Tô.

Ông Hoàng Đình Châm nhấn mạnh: “Đây là sự việc nóng bỏng nhất đối với tỉnh Hà Giang nói riêng và cả nước nói chung sau khi ông Tô bị phát hiện quan hệ không lành mạnh với gái mại dâm. 

Sự việc ông Tô bị vỡ lở đã gây mất uy tín đối với Đảng bộ tỉnh Hà Giang, có thể nói đây là bài học đắt giá đối với các cấp lãnh đạo tỉnh. Một mặt ngay từ bây giờ lãnh đạo tỉnh Hà Giang đang quyết tâm xây dựng lại hình ảnh của mình, bằng cách giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống với tất cả đảng viên, nghiêm khắc rút kinh nghiệm từ bài học ông Nguyễn Trường Tô để về sau không có bất cứ trường hợp nào bị sa ngã”.

– P/V: Thường vụ Tỉnh ủy sẽ có cuộc họp để rút kinh nghiệm về vụ việc liên quan đến nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trường Tô và sẽ xử lý nghiêm những vấn đề còn tồn tại. Vậy những vấn đề tồn tại ở đây là gì?

Ông Hoàng Trung Luyến, Trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh Ủy: Sắp tới Tỉnh ủy sẽ tổ chức họp để rút kinh nghiệm về vấn đề công tác quản lý đảng viên, để từ đó quản lý tốt hơn về lối sống, đạo đức và tư tưởng.

– Dư luận cho rằng sau vụ việc vừa qua, có vấn đề liên quan đến mâu thuẫn nội bộ. Cụ thể giám đốc Công an tỉnh tố cáo ông Nguyễn Trường Tô nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, sau đó ông Chủ tịch tỉnh tố cáo ông giám đốc công an tỉnh, Nguyễn Bình Vận. Sự việc này có đúng hay không?

Ông Hoàng Đình Châm, quyền Chủ tịch tỉnh: Không có mâu thuẫn nào đối với đồng chí Tô và đồng chí Vận (Nguyễn Bình Vận, Giám đốc công an tỉnh Hà Giang). Sự việc vừa qua là xuất phát từ cá nhân đồng chí Tô, do không tu dưỡng rèn luyện đạo đức, sống buông thả. Khuyết điểm này thuộc về lối sống đạo đức của cá nhân đồng chí Tô.

Còn với Giám đốc công an tỉnh chỉ cung cấp ảnh khỏa thân của đồng chí Tô chứ không làm đơn tố cáo như thông tin ban đầu. Và kết luận của Uỷ Ban kiểm tra Trung ương và Ủy ban kiểm tra của Bộ công an cũng khẳng định định sự việc này là đúng.

 Các ông Hoàng Trung Luyến (phải), Trưởng Ban tuyên giao tỉnh Ủy; ông Hoàng Đình Châm (trái), quyền Chủ tịch tỉnh Hà Giang. (Ảnh: TS)

 

– Sự việc của ông Nguyễn Trường Tô, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang có ảnh hưởng đến Đại hội Đảng bộ tỉnh hay không, có ảnh hưởng gì đến công tác nhân sự chủ chốt của tỉnh?

Ông Hoàng Trung Luyến: Sự việc đồng chí Nguyễn Trường Tô không ảnh hưởng đến công tác nhân sự cũng như Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang. Mọi công tác nhân sự cho Đại hội Đảng bộ của tỉnh đã được tỉnh chuẩn bị cụ thể.

– Theo Luật tổ chức của HĐND và UBND khi khuyết chức danh Chủ tịch UBND trong nhiệm kì thì Chủ tịch HĐND trình ra HĐND để bầu Chủ tịch mới, và Chủ tịch UBND mới không nhất thiết là đại biểu HĐDN. Vậy thường vụ Tỉnh ủy đã có chủ chương gì về việc này hay chưa?

Ông Hoàng Đình Châm: Việc ông nguyễn Trường Tô bị bãi nhiệm chức vụ cũng đã được Ban thường vụ tỉnh ủy họp và đi đến thống nhất rằng, HĐND và UBND tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2004 – 2011 – đây cũng là nhiệm kì cuối cùng, đặc biệt là vào tháng 10/2010 tiến hành Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kì 2010 – 2015. Từ giờ cho đến Đại hội Đảng bộ tỉnh tập trung cao độ gấp rút vào việc hoàn thành nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội nhiệm kì trước đã đặt ra.

Xuất phát từ tình hình đó, Ban thường vụ Tỉnh ủy đã quyết định không áp dụng hình thức bầu bổ xung Chủ tịch UBND tỉnh thay thế ông Nguyễn Trường Tô mà áp dụng hình thức cử phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh tạm thời đảm nhiệm quyền điều hành UBND tỉnh. Quyết định này cũng đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho đến khi HĐND tỉnh bầu Chủ tịch mới.

– Xin ông cho biết hiện vụ án Sầm Đức Xương đã được điều tra đến đâu rồi?

Ông Hoàng Đình Châm: Vụ án Sầm Đức Xương sau khi xét xử phiên phúc thẩm, tòa đã tuyên hủy để điều tra lại từ đầu. Hiện nay, chưa có kết luận chính thức từ các cơ quan pháp luật. Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh khẳng định cá nhân đồng chí nào liên quan đến vụ án này, có vi phạm pháp luật cụ thể thế nào, những ai, mức độ đến đâu đều bị xử lý theo đúng pháp luật.

Trường Sơn (thực hiện và ghi)

Link gốc: http://vtc.vn/2-255948/xa-hoi/khong-co-mau-thuan-giua-dong-chi-to-va-gd-cong-an.htm

Góc nhìn: Văn hóa mặt dày !

On the net

Nguyễn Trung – Văn hóa mặt dày

Loài người là sinh vật thông minh hơn tất cả các loài sinh vật tồn tại trên trái đất. Do vậy, nhu cầu và đòi hỏi của con người cũng cao hơn so với nhu cầu và đòi hỏi của các loài sinh vật khác. Khi đói thì loài người cần ăn no. Khi dư đủ thì ăn no không còn thiết yếu mà cần ăn ngon ăn bổ. Khi có quyền lực thì muốn thu lợi từ quyền lực mình hiện có. Một khi có tiền bạc rủng rỉnh và quyền lực trong tay thì quay sang thích hưởng thụ những thứ khác. Và như vậy, hưởng thụ hay sa đọa “xác thịt” là một điều khó tránh khỏi sau khi có đủ quyền lực và tiền bạc. Từ ngàn năm trước đã vậy – và đến nay cũng vẫn vậy – nguyên lý này không bao giờ sai lạc hay lỗi thời.

Do vậy, chuyện ông quan Tô thích đi “nhà thổ – ngủ lõa lồ” cũng không là ngoại lệ. Đến nay, người dân Việt Nam không còn lạ chuyện ông quan “tô hô” này chút nào. Đối với người viết thì chuyện ông quan Tô thích “viếng nhà thổ – ngủ lõa lồ” không đáng để bàn bởi lẽ ông quan Tô là một người trần mắt thịt với đủ những “tham sân si hỉ nộ ái ố” trong người.

Điều đáng buồn và đáng xấu hổ là ông “tô hô” đã không có đủ liêm sỉ và tự trọng để từ chức. Một sự liêm sỉ và một sự tự trọng tối thiểu cần có trong mỗi con người khi làm sai. Đến hôm nay, ông “tô hô” vẫn chủ trì những cuộc họp quan trọng của tỉnh Hà Giang mà theo lời ông “tô hô” thì:

“-Tệ nạn xã hội vẫn diễn biến phức tạp ở Hà Giang”(1)

Vâng. Không “phức tạp” sao được khi mà ông Chủ tịch tỉnh là người thường viếng thăm “nhà thổ” và “mua dâm” nữ sinh nhà lành? Tệ nạn buôn bán phụ nữ là nhằm phục vụ tệ nạn mại dâm. Ông “tô hô” là quan đầu tỉnh mà thích đi đêm với cánh chị em bán phấn buôn hương thì tỉnh Hà Giang không thể chặn đứng nạn buôn bán phụ nữ là điều đương nhiên.

Tuy nhiên, sự nghiêm trọng của vấn đề “tô hô–lõa lồ” của ông quan Tô không chỉ dừng tại đây. Bởi lẽ, không chỉ mình cá nhân ông quan Tô “tô hô – lõa lồ” trong nhà thổ mà còn cả một hệ thống quan lại ở tỉnh Hà Giang mua dâm nữ sinh nhà lành. Ngoài ra, việc ông “tô hô” sa đọa trác táng đã được những người có trách nhiệm che giấu trong suốt mấy năm trời. Theo nguồn tin của mạng vnexpress.net

“Vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy báo cáo trước tập thể là năm 2006, công an phát hiện ảnh khỏa thân của anh Tô trong điện thoại của gái mại dâm. Bí thư đã nhắc nhở riêng anh Tô”, ông Hoàng Trung Luyến, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang trao đổi với báo chí (2).
Như vậy, cả hai cơ quan Tỉnh ủy và công an tỉnh Hà Giang đã bao che những việc nhơ bẩn này. Nếu lúc đó, sự việc trên được đưa ra báo thì có lẽ tỉnh Hà Giang đã có Chủ tịch mới. Và có lẽ, ông Hiệu trưởng đội lốt quỷ râu xanh Sầm Đức Xương đã không làm hại được các em nữ sinh con nhà lành vì không có sự tiếp tay của ông quan “tô hô” vô liêm sỉ.

Tiếp đến, khi vụ quỷ râu xanh họ Sầm tổ chức mua dâm các em nữ sinh bị bại lộ, “Ngay tại tòa, ông Sầm Đức Xương cũng đã nói rằng, Bí thư Đoàn trường nói rằng, một số quan chức của tỉnh thường lấy xe đón các cháu ở cổng trường. Ai ở phiên tòa hôm đó cũng nghe ông Sầm Đức Xương nói như vậy” (3).

Vậy thì, không chỉ một cá nhân Bí thư Đoàn biết điều này mà cả một tập thể Ban giám hiệu, tập thể giáo viên của trường đã biết điều xấu xa này. Tổ chức Đoàn TNCS là cánh tay nối dài của Đảng. Vậy tại sao Bí thư Đoàn lại phải “chìa cánh tay phải lông lá nhớp nhơ” để bảo bọc, nuôi dưỡng cái ác trên đây?

Có phải chăng tất cả mọi người đều sợ sự trả thù cá nhân từ con quỷ râu xanh họ Sầm với sự tiếp tay từ những cơ quan đầu não của tỉnh Hà Giang. Nên họ đành chịu hèn, chịu nhục ngậm miệng buông xuôi? Một Chủ tịch tỉnh được Bí thư Tỉnh ủy nhắc nhở thì hẳn Bí thư tỉnh ủy cùng cơ quan Tỉnh úy đã biết tất cả. Vậy thì, tại sao có sự im lặng đáng sợ trước những việc làm bẩn thỉu này trong những 4-5 năm dài? Vậy thì, đâu chỉ một con quỷ râu xanh họ Sầm – hay một ông quan “tô hô” – mà cả một hệ thống đã bao bọc lẫn nhau để làm chuyện tội ác.

Ngoài ra, cũng cần phải kể thêm việc đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh Hà Giang đã “chất vấn” đại biểu Quốc hội Lê Văn Cuông vì ông Cuông đã phê phán những sai trái của lãnh đạo tỉnh Hà Giang (4). Ông Lê Văn Cuông là một đại biểu Quốc hội mà còn bị “trả miếng” như vậy thì thử hỏi người dân thường thì sẽ bị “trù dập trả thù” tới cỡ nào?

Điều này khẳng định cả một tập thể đứng sau lưng ông “tô hô” và sẵn sàng ăn miếng trả miếng để bảo vệ cho ông “tô hô”. Vậy thì, ông “tô hô” phải đang đứng dưới một cái dù thật lớn. Bởi lẽ, cho dù ông “tô hô” có ăn phải gan hùm, uống phải mật gấu cũng không dám ngang nhiên làm những chuyện tày trời này. Ông “tô hô” phải có kẻ chống lưng. Và kẻ đó là ai?

Gần đây, sau khi chuyện tày trời của ông “tô hô” bị bại lộ thì có nhiều nguồn tin nói rằng ông Tô Huy Rứa đã gọi điện thoại tới nhiều tờ báo và yêu cầu những tờ báo này “ngậm miệng” trước vụ ông “tô hô” (5). Như vậy, có ba cách hiểu.

Một là. Ông Tô Huy Rứa là người “chống lưng” cho ông “tô hô”.

Hai là. Ông Tô Huy Rứa là người ngồi trên pháp luật, khinh thường pháp luật, và là người cổ vũ cho cái ác.

Ba là. Ông Tô Huy Rứa nghĩ chuyện ông “tô hô” là chuyện tốt. Còn báo chí là công cụ đấu tranh tiêu cực nên không cần đăng câu chuyện “cực tốt – đáng tuyên dương” này.

Dù là cách hiểu nào đi chăng nữa, nhưng với cương vị là một Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Trưởng ban Tuyên giáo trung ương, mà ông Rứa lại đi làm một việc bất cập như vậy thì quả là không xứng đáng với Nhân Dân. Bởi vì, chính bản thân ông Rứa đã đi che giấu cái ác và dung dưỡng, cổ vũ cho cái ác khi ngăn cấm báo chí đưa tin xấu xa này ra trước công luận.

Link gốc: http://boxitvn.blogspot.com/2010/07/van-hoa-mat-day.html

Sự kiện góc nhìn: Biết mà cứ lơ đi thì thậm nguy!

On the net

Nguyễn Thế Thịnh – Hội chứng ghét cán bộ

Không biết đã có công trình nghiên cứu nào về “hội chứng ghét cán bộ” của dân ta hay chưa, nếu có, bọ phải tìm hiểu cho bằng được để biết vì sao người ta ghét cán bộ đến mức cứ nói đến cán bộ tất nhiên là xấu; ghét đến độ, ai khen cán bộ cũng bị liệt vào hạng người xấu luôn!

Nhiều khi nghĩ, như thế là không công bằng nên bọ cũng cố tìm cách để tự mình suy nghĩ cho công bằng. Vì GDP tỉnh nào cũng tăng, thành tích tỉnh nào cũng đầy mình… Phải có cái chi đó chớ?

Ví dụ, ngồi đâu đó nghe người ta tính, làm Chủ tịch mỗi nhiệm kỳ thu 200 tỷ, Phó chủ tịch thì chỉ khoảng trăm tỷ… (Đó là tỉnh lẻ, không biết tỉnh chẵn thì thế nào). Những lúc như thế bọ coi như chấp nhận họ làm thì họ ăn nhưng hỏi lại: Vậy một nhiệm kỳ qua họ làm được cái chi, thử chỉ ra một việc coi? (Không kể việc đi lên truyền hình, dự hội nghị, cắt băng khánh thành, trao bằng khen, phát biểu dông dài nhưng không đúng cũng không sai). Ít người chỉ được vì không có chi mà chỉ.

Hồi mới vô Đà Nẵng, nghe người ta nói ông Thanh “ăn nồi ba mần ra nồi bảy”, bọ nghĩ, nếu có thế thật đi thì ông ta cũng hơn khối kẻ ăn nồi mười mà không làm ra cho nổi cái niêu đất.

Ông Thanh cũng có nhiều người ghét, vì ông Thanh cũng là… cán bộ.

*

Ông Tô tai tiếng về vụ ngủ cởi truồng bị ả điếm chụp ảnh lưu lại bọ thấy không tởm bằng mấy thằng làm cuộc truyền hình trực tiếp trịnh trọng chia tay cô ả Vàng Anh, người phơi hết chỗ người ta che kín cho cả nhân loại biết. Không ghét ông Tô bằng thằng trương lên báo tít đậm “sự trở lại của Hoàng Thùy Linh”. Không ghét ông Tô bằng thằng chủ trương mời ả Linh làm Đại sứ, nhân vật chi đó trong game… Không ghét ông Tô bằng cái mặt nhơn nhơn không biết dị của ả ta.

Ông Tô trả tiền cho bướm còn đàng hoàng hơn mấy thằng lợi dụng bướm ả Linh mà kinh doanh!

Nhưng người ta ghét ông Tô hơn vì ông Tô là… cán bộ chính quyền. Mấy thằng khác mang danh là đạo diễn, nhà báo, doanh nhân… nên người ta không ghét bằng.

*

Nói có vẻ ba lơ ba láp thế đó, nhưng nghĩ lại đau chơ. Một đất nước mà dân ghét cán bộ, thấy cảnh sát thì bất an… thì đất nước đó nên nghiêm túc xem lại mình.

Trước hết, đừng nên đầu tư quá nhiều cho các đề tài “nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở” vân vân và vân vân, mà nên nghiên cứu tập trung vào các đề tài vì sao dân ghét cán bộ, vì sao dân không tin vào lực lượng giữ gìn trật tự an toàn cho dân… Như thế có vẻ thực tế hơn.

Biết mà cứ lơ đi thì thậm nguy!

http://vn.360plus.yahoo.com/thinhbabel/article?mid=7309

Tin cập nhật: QĐ 1718-QĐNS/TW của Ban Bí thư – Vi phạm của Ông Nguyễn Trường Tô là rất nghiêm trọng !

On the net

Sáng 25.7, Tỉnh uỷ Hà Giang đã triệu tập hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh để nghe thông báo về quyết định thi hành kỷ luật Đảng và chính quyền đối với ông Nguyễn Trường Tô – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư – ông Trương Tấn Sang , chủ trì công bố các quyết định.

Theo Quyết định số 1718-QĐNS/TW của Ban Bí thư, ông Nguyễn Trường Tô bị khai trừ ra khỏi Đảng do đã thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh với gái mại dâm, vi phạm tư cách đảng viên, cấp uỷ viên, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh người cán bộ lãnh đạo, gây bất bình trong Đảng và xã hội, khi kiểm điểm thiếu thành khẩn. Vi phạm của ông Nguyễn Trường Tô là rất nghiêm trọng.

Vi phạm của ông Nguyễn Trường Tô là rất nghiêm trọng

Ông Nguyễn Trường Tô bị khai trừ Đảng do đã thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ với gái mại dâm, vi phạm tư cách đảng viên…

Ngày 25-7, ông Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, cho biết: Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 5135/VPCP – TCCV gửi HĐND tỉnh Hà Giang thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đề nghị HĐND tỉnh Hà Giang bãi nhiệm đại biểu HĐND tỉnh và chức vụ chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đối với ông Nguyễn Trường Tô để Thủ tướng xem xét, xử lý theo quy định.

Trước đó, căn cứ công văn số 346-CV/TW ngày 19-7-2010 của Ban Chấp hành Trung ương thông báo ý kiến của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đề nghị đình chỉ công tác cán bộ; căn cứ báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật ông Nguyễn Trường Tô, phó bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang tại văn bản số 360-BC/UBKTTW của Ủy ban Kiểm tra Trung ương; căn cứ kết luận của Ban Cán sự Đảng Chính phủ họp ngày 19-7 và xét tờ trình số 2382/TTr-BNV của Bộ Nội vụ, ngày 21-7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 1248/QĐ-TTg đình chỉ chức vụ chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đối với ông Nguyễn Trường Tô.

Cùng ngày, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã họp bất thường với thành phần mở rộng để nghe thông báo về quyết định thi hành kỷ luật Đảng và chính quyền đối với ông Nguyễn Trường Tô. Ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư và ông Hoàng Minh Nhất, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, đã chủ trì công bố quyết định.

Theo Quyết định số 1718 – QĐNS/TW ngày 19-7-2010 của Ban Bí thư, ông Nguyễn Trường Tô bị khai trừ ra khỏi Đảng do đã thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh với gái mại dâm, vi phạm tư cách đảng viên, cấp ủy viên, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh người cán bộ lãnh đạo, gây bất bình trong Đảng và xã hội, khi kiểm điểm thiếu thành khẩn. Vi phạm của ông Nguyễn Trường Tô là rất nghiêm trọng. HĐND tỉnh Hà Giang sẽ miễn nhiệm chức danh chủ tịch UBND tỉnh đối với ông Nguyễn Trường Tô trong một phiên họp gần đây. Ông Hoàng Đình Châm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, được giao quyền lãnh đạo UBND tỉnh Hà Giang.

Ông Nguyễn Trường Tô sinh năm 1953, quê Thái Bình, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân, công tác tại Sở Nông nghiệp tỉnh Hà Tuyên (trước khi tách thành tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang) từ năm 1986. Ông Tô vào Đảng năm 1983 (chính thức năm 1984). Năm 2005, ông Tô được bầu làm phó bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. Trước đó, ông Tô từng giữ các chức vụ chánh Văn phòng UBND tỉnh, bí thư Thị ủy Hà Giang, giám đốc Sở Kế hoạch-Đầu tư tỉnh Hà Giang.

http://news.ndthuan.com/viet-nam/2010/07/26/159412-dinh-chi-chuc-vu-chu-tich-tinh-doi-voi-ong-nguyen-truong-to.shtml

Tin nóng: QĐ 1248 ngày 21/07/2010 – Nguyễn Trường Tô Chủ tịch Hà Giang bị cách chức

On the net

Thủ tướng thăm và làm việc tại Hà Giang (Bên trái là ông Tô Chủ tịch, bên phải là ông Vận Bí thư tỉnh ủy).

Cổng thông tin chính phủ:

Số văn bản 1248
Ký hiệu QĐ-TTG
Ngày ban hành 21/07/2010
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Trích yếu Về việc đình chỉ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang đối với ông Nguyễn Trường Tô
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Phân loại Quyết định
  Tệp đính kèm
QD1248TTG.PDF

Link: http://www.chinhphu.vn/portal/page?_pageid=578,33345598&_dad=portal&_schema=PORTAL&docid=95798

Ảnh biếm: Nào ta cùng… nổi tiếng!

On the net

Biếm hoạ: Tung hình lên mạng

 

Link gốc: http://sgtt.vn/Doi-the-ma-vui/Phiem-va-biem/126027/Biem-hoa-Tung-hinh-len-mang.html