Tin cập nhật: Hàng loạt quyết định của Bộ chính trị phân công nhân sự sau đại hội XI

On the net

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Các quyết định của Bộ chính trị phân công nhân sự sau đại hội XI

Quyết định số 01-QĐNS/TW của Bộ chính trị: phân công các đồng chí tham gia Ban Bí thư Trung ương gồm:

– Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
– Đồng chí Trương Tấn Sang, Thường trực Ban Bí thư
– Đồng chí Lê Hồng Anh, phụ trách công tác nội chính
– Đồng chí Tô Huy Rứa, Trưởng ban Tổ chức Trung ương
– Đồng chí Ngô Văn Dụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
– Đồng chí Đinh Thế Huynh, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương

Trước đó, tại Hội nghị lần thứ nhất, Ban Chấp hành Trung ương khoá XI đã bầu 4 đồng chí vào Ban Bí thư, gồm :

– Đồng chí Ngô Xuân Lịch
– Đồng chí Trương Hoà Bình
– Đồng chí Hà Thị Khiết
– Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân

Như vậy, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI gồm 10 đồng chí

Quyết định số 02-QĐNS/TW của Bộ Chính trị: về việc phân công nhiệm vụ đối với đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Theo đó, đồng chí Tô Huy Rứa thôi giữ chức vụ Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương để làm nhiệm vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Quyết  định số 03-QĐNS/TW của Bộ Chính trị:  về việc phân công nhiệm vụ đối với đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Biên tập báo Nhân Dân. Theo đó, đồng chí Đinh Thế Huynh thôi giữ chức vụ Tổng Biên tập báo Nhân Dân để làm nhiệm vụ Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Quyết định số 04 – QĐNS/TW của Bộ Chính trị: Điều động, phân công đồng chí Nguyễn Tấn Quyên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP. Cần Thơ nay thôi giữ chức Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ, để chuyển công tác về Ủy ban Kiểm tra Trung ương. 

 – Quyết định số 05 – QĐNS/TW của Bộ Chính trị : Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ nay giữ chức vụ Bí thư Thành ủy TP Cần Thơ./

Quyết định số 06 – QĐNS/TW của Bộ Chính trị : Phân công đồng chí Thuận Hữu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng biên tập Báo Nhân dân, giữ chức Tổng Biên tập Báo Nhân dân

Theo dangcongsan

Hình ảnh các ủy viên Bộ chính trị khóa XI

1. Đồng chí Trương Tấn Sang,
Thường trực Ban Bí thư;
Uỷ viên Bộ Chính trị khoá VIII, IX, X.
   
2. Đồng chí Phùng Quang Thanh,
Bộ trưởng Quốc phòng;
Ủy viên Bộ Chính trị khóa X.
   
3. Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng,
Thủ tướng,
Uỷ viên Bộ Chính trị khoá VIII, IX, X.
   
4. Đồng chí Nguyễn Sinh Hùng,
Phó Thủ tướng,
Ủy viên Bộ Chính trị khóa X.
   
5. Đồng chí Lê Hồng Anh,
Bộ trưởng Công an,
Ủy viên Bộ Chính trị khóa IX, X.
   
6. Đồng chí Lê Thanh Hải,
Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh,
Uỷ viên Bộ Chính trị khoá X.
   
7. Đồng chí Tô Huy Rứa,
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương,
Uỷ viên Bộ Chính trị khoá X.
   
8. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng,
Chủ tịch Quốc hội,
Uỷ viên Bộ Chính trị khoá VIII, IX, X;
   
9. Đồng chí Phạm Quang Nghị,
 Bí thư Thành ủy Hà Nội,
Ủy viên Bộ Chính trị khóa X.
   
10. Đồng chí Trần Đại Quang,
Thứ trưởng Bộ Công an.
   
11. Đồng chí Tòng Thị Phóng,
Phó Chủ tịch Quốc hội.
   
12. Đồng chí Ngô Văn Dụ,
Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
   
13. Đồng chí  Đinh Thế Huynh,
Tổng biên tập Báo Nhân Dân,
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.
   
14. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc,
Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
   
 
Ban Bí thư: Bộ Chính trị sẽ cử một số đồng chí trong Bộ Chính trị tham gia Ban Bí thư; Ban Chấp hành TƯ bầu các đồng chí sau:

1. Đồng chí Ngô Xuân Lịch
2. Đồng chí Trương Hoà Bình
3. Đồng chí Hà Thị Khiết
4. Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân

Ban Chấp hành TƯ bầu 21 đồng chí vào Ủy ban Kiểm tra TƯ và bầu đồng chí Ngô Văn Dụ làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ khóa XI.

Theo daidoanket

Tin nóng: Ông Tô Huy Rứa thay ông Hồ Đức Việt làm trưởng ban tổ chức TW

On the net

Ông Tô Huy Rứa làm trưởng ban tổ chức TW thay ông Hồ Đức Việt

(ĐCSVN) – Ngày 8/2/2011, tại Hà Nội, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Tấn Sang, Uỷ  viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã công bố Quyết định số 02-QĐNS/TW của Bộ Chính trị về việc phân công nhiệm vụ đối với đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Theo đó, đồng chí Tô Huy Rứa thôi giữ chức vụ Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương để làm nhiệm vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đồng chí Tô Huy Rứa sinh ngày 4/6/1947, quê xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, tham gia cách mạng từ tháng 6/1965, vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 06/02/1967, Ủy viên Trung ương Đảng khoá VIII, XI, X, XI; Bí thư Trung ương Đảng khoá X; Ủy viên Bộ Chính trị khoá X (từ tháng 01/2009), Ủy viên Bộ Chính trị khoá XI.

Đồng chí Tô Huy Rứa là Phó Giáo sư-Tiến sỹ Triết học, từng tốt nghiệp xuất sắc cử nhân toán Đại học Tổng hợp Hà Nội. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, đồng chí được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đồng chí đã được giao các trọng trách: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Bí thư Thành ủy Hải Phòng; Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, đồng chí được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng. Tháng 5/2006, đồng chí được giao nhiệm vụ Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, sau đó là Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Tháng 1/2009, tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X), đồng chí được bầu vào Bộ Chính trị.

Tháng 1/2011, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, đồng chí được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị.

Ông Đinh Thế Huynh làm trưởng ban tuyên giáo TW thay ông Tô Huy Rứa

(ĐCSVN) – Ngày 8/2/2011, tại Hà Nội, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Tấn Sang, Uỷ  viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã công bố Quyết  định số 03-QĐNS/TW của Bộ Chính trị về việc phân công nhiệm vụ đối với đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Biên tập báo Nhân Dân. Theo đó, đồng chí Đinh Thế Huynh thôi giữ chức vụ Tổng Biên tập báo Nhân Dân để làm nhiệm vụ Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Đồng chí Đinh Thế Huynh là Tiến sĩ báo chí, sinh ngày15/5/1953, quê xã Xuân Kiên, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, tham gia cách mạng từ tháng 8/1971, vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 8/8/1974.

Từ năm 1998, đồng chí là Phó Tổng Biên tập báo Nhân Dân. Tháng 4/2001, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, đồng chí được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 6/2001, đồng chí được giao nhiệm vụ Tổng Biên tập báo Nhân Dân.

Tháng 8/2005, tại Đại hội Nhà báo Việt Nam lần thứ VIII, đồng chí được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.

Tháng 4/2006, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng; giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Nhân Dân.

Tháng 8/2010, tại Đại hội Nhà báo Việt Nam lần thứ IX, đồng chí được bầu tái cử làm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.

Tháng 1/2011, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, đồng chí được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị.

Theo dangcongsan

Góc nhìn: Nhân sự Đại hội Đảng XI – Những thay đổi buồn tẻ

On the net

Nói về chính sách, Đại hội Đảng thứ 11 không phải là một bước ngoặt. Việt Nam vẫn đang thụ hưởng thành quả và danh tiếng của việc là con hổ kinh tế tiếp theo ở ASEAN. Sự thịnh vượng và mức sống đang tăng lên chứng tỏ tính đúng đắn của chính sách mở cửa và hội nhập với cộng đồng toàn cầu. Đại hội sẽ không thay đổi điều này.

David Koh – Những thay đổi buồn tẻ ở Việt Nam tại Đại hội Đảng thứ 11

Đại hội toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức từ ngày 12 tới 19 tháng 1 năm 2011. Đại hội chẳng kéo theo thay đổi nào lớn về chính trị, xã hội hay kinh tế, khi mà các nhà lãnh đạo cao nhất của đảng cộng sản đã quyết định không quá mạo hiểm trong việc thiết kế đường lối cho đất nước.

Vượt lên trên tất cả mọi thứ và thậm chí vượt cả lên cuộc tranh luận về hình thức chủ nghĩa xã hội đang được thực thi ở Việt Nam, là sự quan tâm to lớn tới việc những ai sẽ là các lãnh đạo cao nhất của đất nước kể từ sau ngày 19-1-2011. Thật mỉa mai là, vấn đề ít nhiều đã được giải quyết vài tuần trước khi Đại hội khai mạc, khi Bộ Chính trị nhất trí nội bộ rằng sẽ đề cử ông Nguyễn Phú Trọng vào cương vị lãnh đạo tối cao. Ban Chấp hành Trung ương khóa 10 chấp nhận đề cử, và Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 được bầu chọn tại Đại hội Đảng thứ 11 đã phê chuẩn sự lựa chọn đó.

Ông Nguyễn Phú Trọng là Chủ tịch Quốc hội từ năm 2006 tới năm 2011. Kể từ giữa năm 2010 khi tên tuổi ông bắt đầu nổi lên như là ứng cử viên cho vị trí Tổng Bí thư nhiệm kỳ tới, những đối thủ của ông trong hậu trường đã phá ông một chút. Nhưng việc Bộ Chính trị lựa chọn ông Trọng cũng dễ hiểu, xuất phát từ hai quan điểm. Thứ nhất là nếu không chọn ông Trọng thì hai vị trí lãnh đạo cao nhất là Tổng Bí thư và Thủ tướng có thể đều rơi vào tay người miền Nam. Công thức lựa chọn lãnh đạo tối cao luôn luôn đòi hỏi phải cân bằng giữa người miền Bắc, miền Nam và miền Trung. Trong quá khứ, không phải lúc nào cũng có thể đưa các nhà chính trị khu vực miền Trung vào cơ cấu, nhưng đã luôn có một sự cân bằng sít sao giữa Bắc và Nam. Thêm vào đó, cái tư duy thường được chấp nhận là người miền Bắc giỏi hơn trong lĩnh vực chính trị và lý luận, người miền Nam thì giỏi chơi bóng trực tiếp hơn. Đấy là lý do tại sao người miền Bắc thường được ưu tiên vào chức vụ Tổng Bí thư, còn người Nam vào vị trí Thủ tướng.

Nếu ông Trọng (ngoại trừ vị Chủ tịch được tôn sùng, ông Hồ Chí Minh, được gọi là Bác Hồ, người Việt Nam nói chung được gọi bằng tên) không trở thành Tổng Bí thư, sẽ khó mà còn người miền Bắc nào khác trong Bộ Chính trị vào được vị trí này. Một người miền Bắc khác có thể là ông Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng. Tuy nhiên kinh nghiệm của ông trong chính phủ chưa bao giờ bao gồm cả kinh nghiệm về chính sách kinh tế và xã hội. Một người Bắc nữa, ông Phạm Quang Nghị, thì vẫn chưa đủ thâm niên bởi ông chỉ mới làm một nhiệm kỳ ở Bộ Chính trị, là nơi cung cấp nhân sự cho chức vụ Tổng Bí thư. Đương kim Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cũng mới làm được một nhiệm kỳ đầu tiên, mặc dù ông có tương đối kinh nghiệm trong chính phủ và là người miền Bắc. Người miền Bắc cuối cùng là Hồ Đức Việt, Trưởng Ban Tổ chức và Nhân sự của Đảng, từng có một nhiệm kỳ khó quên, đã bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 gạt khỏi Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ này (và do đó phải rời Bộ Chính trị cũng như các cương vị khác). Một điều cũng rất quan trọng là vấn đề thâm niên: Ngoài ông Trọng ra, những người miền Bắc khác đều ít thâm niên hơn những người miền Nam cùng cạnh tranh vào chức vụ Tổng Bí thư. Do đó, đối với cánh miền Bắc, giao ghế cho ông Trọng còn tốt hơn cho một người miền Nam, bởi người miền Nam còn có thể được nhận chức Thủ tướng nữa.

Lý do thứ hai giải thích tại sao ông Trọng được Bộ Chính trị hiện tại lựa chọn là logic “người đáng tin cậy”. Ông Trọng tạo dựng sự nghiệp chính trị của mình trong lĩnh vực lý luận về chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội; ông là người được hai nhà lý luận Đào Duy Tùng và Nguyễn Đức Bình bảo trợ, mặc dù tư duy của ông ít bảo thủ hơn họ. Nhiều thập niên kinh nghiệm làm việc ở Tạp chí Cộng sản (tạp chí lý luận của Đảng) và trong Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, dạy và điều hành công việc giảng dạy bộ môn Chủ nghĩa Mác-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, hẳn đã cho ông lợi thế hơn các nhà lãnh đạo khác trong công việc diễn giải ý thức hệ của Đảng.

Tuy nhiên ngoài những “quyền được ủy nhiệm” này, ông Trọng có quá ít kinh nghiệm ở cấp chính quyền trung ương so với các đối thủ khác cũng cạnh tranh vào chức Tổng Bí thư. Trước khi trở thành Chủ tịch Quốc hội, ông là Bí thư Thành ủy Hà Nội. (Trước đó nữa, ông làm việc tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh). Khi ông được bầu làm Chủ tịch Quốc hội, báo chí hỏi ông làm thế nào có thể xử lý công việc khi chưa có kinh nghiệm nghị trường. Ông bảo ông sẽ học từ công việc. Đó là một phương pháp luận kiểu “cứ làm đi đã”, nhưng nó không đảm bảo được là đã chọn đúng người đúng việc. Tuy nhiên ông Trọng chắc chắn là sẽ cảm thấy thoải mái hơn trên cương vị Tổng Bí thư, với bề dày kinh nghiệm của ông trong lĩnh vực lý luận.

Điều đó cũng có nghĩa là căn bản quyền lực của ông Trọng thật sự không phải trong nhánh hành pháp, bởi lẽ Tổng Bí thư, tuy mang tính primus inter pares (một từ Latin, có nghĩa là đứng đầu nhưng bình đẳng-ND), phải chịu trách nhiệm về chính sách nhưng không phải về việc thực thi chính sách. Phần thực thi là nhiệm vụ của Chính phủ mà đứng đầu là Thủ tướng. Chẳng thế mà cương vị chính trị và nghi thức của chức Tổng Bí thư là số 1, trong khi Thủ tướng chỉ đứng số 3 (số 2 là Chủ tịch nước); tuy nhiên, nhiều quyền lực chính trị ở Việt Nam thì lại có được thông qua hệ thống ngân sách và hợp đồng mà Chính phủ chi ra. Trên thực tế, ở bất kỳ cấp nào, các chức vụ trong Chính phủ cũng đáng thèm muốn hơn các vị trí trong Đảng nói chung, mặc dù sở hữu một trong những chiếc ghế cao nhất trong hàng ngũ của Đảng là chìa khóa để đạt được chức vụ cao nhất trong bộ máy Chính phủ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 bỏ phiếu ủng hộ để ông làm thêm một nhiệm kỳ nữa. Người ta thường nói rằng ở Việt Nam, mọi chính trị gia khi đã đạt được thành công vừa sức ông ta (đa phần chính trị gia ở Việt Nam là đàn ông) đều sẽ muốn trở thành Tổng Bí thư, nhưng có vẻ như ông Dũng không làm được việc này, và điều ấy có vài lý do.

Thứ nhất, có những tiếng nói rất ảnh hưởng cho rằng Thủ tướng và Chính phủ của ông ta có lỗi trong cuộc khủng hoảng tài chính ở Việt Nam năm 2007 (cùng thời với khủng hoảng tài chính toàn cầu), cũng như bất ổn kinh tế vĩ mô giai đoạn cuối 2010. Thứ hai, tình trạng gần như phá sản của Vinashin, tập đoàn đóng tàu nằm trực tiếp dưới sự quản lý của Thủ tướng, làm sứt mẻ danh tiếng của Thủ tướng. Có tin đồn là còn nhiều Vinashin nữa sắp xảy ra. Thứ ba, suốt hai năm qua, tin tức về vụ nhượng cho Trung Quốc khai thác mỏ bauxite trên Tây Nguyên và cho thuê rừng ở nhiều nơi khác cũng đã làm Chính phủ mang tiếng xấu. Và hãy lấy một ví dụ là việc Quốc hội bác đề nghị của Chính phủ xây đường sắt cao tốc Bắc Nam. Dự án này có tính chiến lược và có giá trị cực kỳ to lớn, nhưng đề nghị của Chính phủ thì được viết thật vắn tắt và thiếu chuyên nghiệp. Ấn tượng nó tạo ra là một Chính phủ cố sức thông qua mọi thứ thật vội vã mà không hề tập trung một cách thích đáng vào khâu chuẩn bị tài liệu và thuyết phục. Hay là, hãy xem vụ hợp nhất tỉnh Hà Tây vào Hà Nội, một việc làm bị coi là quá vội vã của Chính phủ, bất chấp nhiều ý kiến cho rằng chủ trương sáp nhập là không khôn ngoan.

Tuy nhiên, cũng cần có sự thông cảm tương đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chính phủ. Hầu hết những sai lầm trên không phải chỉ của mình Chính phủ. Lý do là, lãnh đạo ở Việt Nam là một công việc tập thể, và phần lớn các quyết định căn bản và quan trọng do Thủ tướng đưa ra thì đều có dấu vết của quyền lực từ Bộ Chính trị. Các quyết định được thảo luận, và việc bỏ phiếu ở những lĩnh vực có sự bất đồng là chuyện thường xảy ra. Do có sự lãnh đạo tập thể và cơ chế làm việc ở Bộ Chính trị thì bí mật, không dễ xác định ai chịu trách nhiệm cho một sáng kiến chính sách nào đó. Là một nhóm, Bộ Chính trị giữ cương vị đứng đầu và không có một thiết chế nào ở bên ngoài nó để làm đối trọng sau khi nó đã ra quyết định.

Chức Chủ tịch nước, sau khi ông Nguyễn Minh Triết rời ghế, sẽ thuộc về ông Trương Tấn Sang. Ông Trương Tấn Sang đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình ở cương vị Thường trực Ban Bí thư trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng, từ năm 2006 tới năm 2011, và nhiều ý kiến coi ông ngang hàng với ông Nguyễn Tấn Dũng về mặt năng lực. Trên thực tế, trong danh sách các thành viên Bộ Chính trị, công bố sau Đại hội 11 của Ban Chấp hành Trung ương, ông Sang đứng đầu, còn Tổng Bí thư và Thủ tướng xếp dưới. Theo một lời giải thích chưa được xác nhận, danh sách này được sắp xếp theo số phiếu bầu từ cao nhất xuống thấp nhất. Do đó, ông Sang hẳn đã nhận được nhiều phiếu nhất từ những đồng sự của mình trong Bộ Chính trị ở Ban Chấp hành Trung ương khóa 11. Trước Đại hội, người ta thậm chí còn cho rằng ông đang chạy đua cùng ông Nguyễn Tấn Dũng để giành chức Tổng Bí thư nhiệm kỳ tới, như điện tín của Wikileaks đã hé lộ. Song chức Chủ tịch nước cũng là một cái giải an ủi (giải khuyến khích), và ông Sang, với tính cách chủ động đi tiên phong, được kỳ vọng sẽ mang lại đổi thay cho một định chế mà quá nhiều người coi là chỉ có tính nghi thức.

Chức vụ lãnh đạo quan trọng thứ tư là Chủ tịch Quốc hội. Ngẫu nhiên thế nào, ông Nguyễn Phú Trọng là người thứ hai liên tiếp đi theo con đường từ vị trí Chủ tịch Quốc hội trở thành Tổng Bí thư. Người trước ông là ông Nông Đức Mạnh (2001-2011). Có tin cho rằng Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị có thể đã được đề nghị trở thành Chủ tịch Quốc hội khóa tới, nhưng hình như chưa đạt được sự nhất trí đối với việc này. Do vậy vai trò ứng viên của ông Nghị có vẻ còn gây nghi hoặc. Một bức ảnh chụp những người đứng đầu trong Bộ Chính trị, chụp sau Đại hội toàn quốc lần thứ 11 của Đảng, cho thấy ông Nguyễn Sinh Hùng, đương kim Phó Thủ tướng, có thể trở thành Chủ tịch Quốc hội. Tân Tổng Bí thư có mái đầu bạc trắng; Thủ tướng Dũng và Chủ tịch tương lai Trương Tấn Sang đứng hai bên phải và trái Tổng Bí thư. Có lẽ không có lý do nào để ông Nguyễn Sinh Hùng đứng ngay cạnh Chủ tịch nước Tương lai bởi vì cương vị hiện tại của ông – Phó Thủ tướng – không cao đến thế.

Nói về chính sách, Đại hội Đảng thứ 11 không phải là một bước ngoặt. Việt Nam vẫn đang thụ hưởng thành quả và danh tiếng của việc là con hổ kinh tế tiếp theo ở ASEAN. Sự thịnh vượng và mức sống đang tăng lên chứng tỏ tính đúng đắn của chính sách mở cửa và hội nhập với cộng đồng toàn cầu. Đại hội sẽ không thay đổi điều này. Chỉ dấu quan trọng nhất cho thấy điều ấy là sự thống nhất rộng rãi về Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội mà Đại hội Đảng thông qua. Điều này cho thấy rằng những kẻ có lợi ích đều chung suy nghĩ rằng con đường Việt Nam đã đi từ thời Đổi Mới năm 1986 là đúng đắn.

Có vài quan điểm khác biệt về việc thế hệ các lãnh đạo kế tiếp (chứ không phải lãnh đạo mới) có thể làm được gì. Những người lạc quan tin rằng những thay đổi, theo hướng đi tới một trình độ quản lý tốt hơn để nhìn ra được vô số các vấn đề nói trên, có thể mất thời gian đấy, nhưng chắc chắn thay đổi sẽ đến, và cần phải có sự chuyển giao thế hệ dần từng bước để những đổi thay đó diễn ra. Họ cũng cho rằng tốc độ không phải vấn đề sống còn; sự thận trọng mới là sống còn. Những người bi quan thì tin là các vấn đề được nêu trên bắt nguồn từ một thể chế do đảng cộng sản tạo dựng nên và do đó không tồn tại ý chí phải thay đổi hệ thống một cách căn bản, chờ đợi thay đổi đến thật là vô nghĩa; đất nước sẽ tiếp tục luẩn quẩn thế này. Và cũng có những người cho rằng thay đổi là có thể, ngay từ thế hệ này hoặc sang thế hệ kế tiếp, và cần gây áp lực mạnh lên các nhà lãnh đạo để các thay đổi đó diễn ra càng sớm càng tốt. Họ tin là trì hoãn thay đổi chỉ một, hai thế hệ nữa, sẽ là muộn màng không cứu vãn được.

Cho dù ai đó có theo quan điểm nào, Đại hội lần thứ 11 của Đảng cũng không qua đi mà không được chú ý. Nhưng những việc thật sự phải làm để cải thiện tình hình đất nước sẽ sớm được giao vào tay bộ máy quan chức cũng như trông cậy vào năng lực của Thủ tướng và Bộ Chính trị mà đứng đầu là Tổng Bí thư, để có thể tiến mạnh lên phía trước mà không giống như đang ăn thì nhai phải sạn. Hai con người này sẽ chia sẻ quan điểm và chính sách tới mức nào, họ có thể hợp tác tới đâu để thuyết phục những nhà làm chính sách đồng sự trong Bộ Chính trị tuân theo sự lãnh đạo của họ, điều ấy sẽ quyết định khả năng cất cánh – hay là hạ cánh một cách khó khăn – của Việt Nam trong vòng 5 năm tới, cho đến Đại hội toàn quốc của Đảng năm 2016.

David Koh là nhà nghiên cứu cao cấp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

Người dịch: Đan Thanh

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Góc nhìn: Trần Đình Huỳnh – Thư gởi các tân ủy viên trung ương Đảng khóa XI

On the net

Là một đảng viên cộng sản theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một vinh dự lớn.

Là một ủy viên trong Ban chấp hành TƯ của Đảng thì vinh dự lại càng lớn.

Trên đất nước này, ở thời đại ta đang sống, hẳn không có gì vinh dự nào hơn thế!

Thư gửi các tân ủy viên Trung ương

PGS, Nguyên Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng Trần Đình Huỳnh

Theo những gì mà toàn Đảng, toàn dân được biết thì các vị đều là những người xứng đáng vì đã hội đủ các tiêu chuẩn đức, tài theo như quy định về tiêu chuẩn của một ủy viên Trung ương đã được công bố và được xác nhận của Đại hội.

Các vị đã được đề cử, các vị không rút lui khi tiến hành bầu cử có nghĩa là các vị đã tự xem xét, tự đánh giá mình một cách nghiêm túc, chân thành với tinh thần cộng sản và Đại hội đã tin tưởng ở sự thành thật nơi các vị, đã quyết định bầu các vị, tức là tín nhiệm, giao trọng trách cho các vị, có nghĩa là các vị tự giác dấn thân, sẵn sàng hy sinh chiến đấu cho Đảng, cho dân tộc với tư cách là một chiến sĩ tiền phong tiêu biểu trong Đội tiền phong của dân tộc.

Chúng tôi cùng đa số các tầng lớp nhân dân đã từng tin và vẫn đang giữ trọn niềm tin rằng Đảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện luôn có tư cách của một đảng chân chính cách mạng, nhất định trước sau vẫn khắc cốt, ghi lòng, tạc dạ lời căn dặn của Người rằng “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng” (Hồ Chí Minh toàn tập, t5, tr249).

Thực trạng Đảng ta và trong xã hội ta – như chính các văn kiện Đại hội đã thẳng thắn chỉ rõ – đang có những biểu hiện suy thoái, tiêu cực làm giảm sút đáng kể uy tín của Đảng và là một nguy cơ của chế độ. Đại hội lần này đã tỏ thái độ kiên quyết chỉnh đốn đội ngũ và thể hiện quyết tâm làm xoay chuyển tình hình để tiếp tục tiến lên. Những tuyên bố ấy của Nghị quyết Đại hội đang có sức hấp dẫn sự chú ý của toàn dân tộc, đang hâm nóng tinh thần những người đã, hay đang có dấu hiệu nghi ngờ về khả năng lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới. Sứ mệnh lịch sử của Đảng trong giai đoạn mới, trước tiên, đặt lên vai các đồng chí tân ủy viên Trung ương, tân ủy viên Bộ Chính trị và tân Tổng bí thư bởi vì các vị có trọng trách trước tiên trong việc biến những tuyên bố tích cực của Đảng thành hiện thực.

Là một đảng viên cộng sản theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một vinh dự lớn.

Là một ủy viên trong Ban chấp hành TƯ của Đảng thì vinh dự lại càng lớn.

Trên đất nước này, ở thời đại ta đang sống, hẳn không có gì vinh dự nào hơn thế!

Vinh dự vì được có quyền uy là người lãnh đạo, quản lý trong bộ máy của Đảng duy nhất cầm quyền. Cũng cần nói thêm một ý này của Ph.Ăngghen là không có quyền nào mà lại không có lợi trong đó. Cái lợi không chỉ là ở sự đãi ngộ vật chất để các vị an tâm, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân mà còn có cái lợi về tinh thần, là niềm tự hào về sự phấn đấu của bản thân, là người đem lại vinh quang cho cả quê hương, dòng tộc và gia đình mình, là người sẽ góp phần làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi Việt Nam trong thời kỳ mới.

Là những người có bề dày kiến thức và kinh nghiệm, các vị thừa hiểu rằng người lãnh đạo, quản lý ắt phải có quyền uy, nếu xã hội không được điều khiển bằng quyền uy thì sẽ là xã hội vô tổ chức, sẽ rối loạn. Quyền uy của mỗi người, của mỗi tổ chức chính là sức mạnh của những người có chức vụ nắm giữ và buộc những người khác phải phục tùng. Nhưng sức mạnh ấy do đâu mà có?

Trước hết, quyền và uy có tính khách quan, do toàn Đảng mà Đại hội đại biểu toàn quốc thay mặt ủy thác, giao phó. Trước khi được bầu, các vị chưa có quyền uy. Sau Đại hội, các vị đã là người có quyền uy. Đó là quyền uy từ bên ngoài trao cho mỗi người, do tính tất yếu khách quan mà có.

Thứ hai, quyền uy còn có mặt chủ quan, là sức mạnh của chính bản thân mỗi người. Đó là trí tuệ (trí tuệ không đồng nghĩa với bằng cấp, học hàm, học vị; nó là khả năng vượt trội trong việc nắm bắt quy luật, có khả năng dự báo, dám quyết và dám chịu trách nhiệm trước những vấn đề khó khăn mà với tư duy của nhiều người, có khi là số đông, chưa đạt tới).

Đó là đạo đức, là nhân cách của một “người lớn” mà người ta thường gọi là những đại nhân. Đã là người lớn thì chắc chắn phải là một người không nhỏ hẹp, không tư túng, không tham quyền cố vị, không thiên vị, biết tôn trọng mình và tôn trọng danh dự của Đảng, danh dự của dân tộc; có tinh thần quốc sỉ (xấu hổ vì sự kém cỏi của quốc gia) như cách nói của C.Mác.

Vĩ đại như Bác Hồ mà Người đã từng nói mình lấy làm xấu hổ vì để đồng bào còn bị khó khăn, thiếu thốn hoặc bị đọa đầy đau khổ. Những người có đức, có tài như thế, tự bản thân họ toát ra một sức mạnh cảm hóa, hấp dẫn, lôi cuốn những người khác. Xưa đã thế và nay lại càng cần như thế. Đạo đức, nhân cách của mỗi người chính là sức mạnh tạo nên quyền uy của họ mà những người khác tự giác tin theo và phục tùng.

Chúng tôi tin rằng, ở những mức độ khác nhau nhưng các vị ít nhiều đều có sức mạnh tự thân đó.

Nhân dân coi các vị là những người ưu tú của Đảng và của dân tộc, mỗi vị đều là một viên ngọc quý của quốc gia, nhưng nhân dân cũng hiểu rằng không phải mọi viên ngọc đều sáng trong như nhau đều không có tì vết gì. Bác Hồ đã từng nói rằng: “Trong Đảng tá gồm những người có tài, có đức. Phần đông những người hăng hái nhất, yêu nước nhất, kiên quyết, dũng cảm nhất đều ở trong Đảng ta… Tuy vậy, không phải người người đều tốt, việc việc đều hay… Cũng như một nhà có rể khờ, dâu dại… Rất giản đơn, dễ hiểu: Đảng ta không phải trên trời rơi xuống. Nó ở trong xã hội mà ra… Phải cố sửa chữa cho tiệt nọc các chứng bệnh, khiến cho Đảng càng mạnh khỏe, bình an” (T5, tr.262-263).

Nhân dân tin, rất tin là các vị sẽ thực hành dân chủ rộng rãi, nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình thì Đảng ta, trước hết là Ban chấp hành TƯ sẽ ngày càng trong sạch, đoàn kết.

Ph.Ăngghen đã nói về việc xuất hiện các vĩ nhân như sau: “Dĩ nhiên thật là một điều ngẫu nhiên thuần túy mà một vĩ nhân nào đó xuất hiện ở một thời đại nhất định nào đó, trong một nước nào đó. Nhưng nếu chúng ta phế bỏ người đó đi thì lại xuất hiện sự đòi hỏi một người thay thế, và người thay thế này sẽ xuất hiện tốt hay xấu nhưng cuối cùng rồi cũng xuất hiện”.

Thời thế đòi hỏi trước sau cũng phải xuất hiện những người anh hùng đáp ứng yêu cầu của thời thế nhưng những người anh hùng cũng có thể góp phần tạo ra thời thế mới, thậm chí một thời đại mới. Lịch sử dân tộc ta và chính lịch sử của Đảng ta đã chứng tỏ điều đó. Hy vọng rằng vận nước đã tới, các vị sẽ là những người đáp ứng tốt được yêu cầu mới của lịch sử và chèo lái con thuyền cách mạng nước nhà đi tới một thời kỳ phát triển mới, tới bến bờ hạnh phúc: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Là người đã có chức danh, xin các vị hãy phấn đấu để thành danh, nghĩa là ghi đậm được dấu ấn của mình trên cương vị mới, ở một địa phương, đơn vị mà các vị đảm nhiệm, để Tổ quốc, nhân dân vinh danh.

Chúc các vị thành công, luôn xứng đáng với vinh dự và trọng trách vừa được trao để đáp ứng niềm tin và hy vọng của đồng chí, đồng bào và bè bạn gần xa.

Trần Đình Huỳnh

Theo vietnamnet

Góc nhìn: Nhân sự đại hội Đảng XI – Không chọn người bảo thủ, nói hay làm dở

On the net

Ông Nguyễn Văn An – Nguyên chủ tịch Quốc hội

Ngược lại, có người không nói gì, cũng không làm gì, lúc nào cũng tỏ ra hăng hái, quan tâm tới mọi chốn, mọi nơi, có vẻ chịu khó lắng nghe, song không bày tỏ quan điểm riêng của mình, cũng không dám chịu trách nhiệm giải quyết một việc gì mắc mớ cả. Có người, lúc nào cũng nói tròn vo như sách vở, làm theo sách vở, gọt chân theo giầy.

Không chọn người bảo thủ, nói hay làm dở

– Ủy viên TƯ khóa XI phải là người có tư tưởng đổi mới, có khát vọng và bản lĩnh dấn thân cho sự nghiệp chung. Kiên quyết không chọn những người tham nhũng hay bảo thủ, trì trệ, nói nhiều làm ít hoặc nói hay làm dở. Đó là tâm nguyện của nhiều đại biểu tham dự Đại hội Đảng khóa XI.

Các vị trí chủ chốt cần có số dư hợp lý

Cách lựa chọn lâu nay của chúng ta vẫn còn làm theo cách cũ, thường không có tranh cử, không có cạnh tranh công khai minh bạch, mỗi chức danh thường chỉ giới thiệu duy nhất một người, người khác có được giới thiệu cũng xin rút vì nhiều lý do, cho nên chưa có điều kiện lựa chọn thật sự trong Bộ Chính trị, Ban chấp hành TƯ, trong Đại hội và trong Quốc hội.

Nếu lần này, mỗi chức danh chủ chốt trong danh sách bầu có số dư hợp lý để có điều kiện lựa chọn khi bầu, thì Ban chấp hành TƯ và Đại hội XI sẽ đánh dấu một mốc đổi mới về cách làm nhân sự.

Đây sẽ là một sự đổi mới quan trọng, một bước tiến bộ đáng mừng trong công tác xây dựng Đảng, từ đổi mới trong Đảng sẽ dẫn tới đổi mới trong Nhà nước và ngoài xã hội.

Về tiêu chí lựa chọn, có lần tôi đã trả lời phỏng vấn là chỉ giao trọng trách cho người có tư tưởng đổi mới vì lúc đó tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến tiêu chí đổi mới tư duy, còn bây giờ phải nói cả hai tiêu chí kép thì mới đầy đủ, mới toàn diện.

Đó là Đổi mới và Hành động, Cầm quân và phát triển. Cần chọn người theo hai tiêu chí kép này, tất nhiên là tương đối, chọn cột cờ trong bó đũa.

Chỉ có người đổi mới tư duy, dám nói và dám làm thì mới biến nghị quyết thành hiện thực, mới thúc đẩy xã hội phát triển, ưu điểm cũng như khuyết điểm của người đó chúng ta thường dễ thấy.

Khi lựa chọn, không ít trường hợp những người này bị phê phán gay gắt và được số phiếu tín nhiệm thấp.

Ngược lại, có người không nói gì, cũng không làm gì, lúc nào cũng tỏ ra hăng hái, quan tâm tới mọi chốn, mọi nơi, có vẻ chịu khó lắng nghe, song không bày tỏ quan điểm riêng của mình, cũng không dám chịu trách nhiệm giải quyết một việc gì mắc mớ cả. Có người, lúc nào cũng nói tròn vo như sách vở, làm theo sách vở, gọt chân theo giầy. Ưu điểm và khuyết điểm của những người này chúng ta thường khó thấy. Khi lựa chọn, không ít trường hợp những người này lại được phiếu cao vì không có khuyết điểm gì.

Đổi mới và hành động, nói và làm, làm là khâu quyết định. Đó là hai tiêu chí để xem xét khi lựa chọn nhân sự cho sự phát triển của xã hội, để không bị tụt hậu, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới ngày nay.

Người cầm quân là người phải chăm lo công tác quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Còn tiêu chí “phát triển” là lo việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, là lo việc ăn, ở, học hành, chữa bệnh, đi lại, vui chơi giải trí, tức là lo việc yên dân về mặt đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Ai cũng có ưu có khuyết, nhân vô thập toàn, vấn đề là lựa chọn được người tương đối hơn, khả dĩ hơn so với tiêu chuẩn, tiêu chí đã nêu.

Cuộc sống luôn cần sự lựa chọn sáng suốt, đúng đắn. Lựa chọn đúng là phát triển mạnh và bền vững, lựa chọn sai là tụt hậu và lủng củng. Sự lựa chọn đồng nghĩa với trách nhiệm.

Nguyễn Văn An

Nguyên chủ tịch Quốc Hội

Theo vietnamnet

Tin đại hội Đảng XI: Tham luận đọc tại hội trường ngày 14/01/2011

On the net

Phiên thảo luận tại hội trường của Đại hội Đảng XI sáng 14/1 do đồng chí Nguyễn Minh Triết, Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch nước điều hành. (Ảnh Quang Tùng)

  

Hãy xỉ nhục hành vi tham nhũng

Có nước coi trọng việc xử lý hành vi tham nhũng để tạo sự răn đe cho rằng, chống tham nhũng phải dùng bàn tay “sắt”, nhưng muốn “sắt” thì phải “sạch”, có “sạch” mới “sắt” được; có nước nhấn mạnh về giải pháp kỹ thuật cho rằng, chống tham nhũng không thể chỉ trông chờ vào tính tự giác của con người;

Có nước đề cao giải pháp giáo dục về phẩm chất đạo đức, tạo dư luận xã hội vinh danh những tấm giương liêm chính, xỉ nhục hành vi tham nhũng, coi con người là yếu tố quyết định.”

Vũ Tiến Chiến

Tham luận đọc tại hội trường sáng ngày 14/01/2011

(ĐCSVN) –  Sáng 14/1, dưới sự điều hành của đồng chí Nguyễn Minh Triết, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, các đại biểu tiếp tục thảo luận tại Hội trường, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội.

Đại hội đã nghe 9 tham luận:
 
Đồng chí Đặng Ngọc Tùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với tham luận: “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh, xứng đáng là giai cấp tiên phong, đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH”.

Đồng chí Lê Hữu Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh có tham luận: “Những đặc trưng thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng”.

Đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an trình bày tham luận về chủ đề “Xây dựng lực lượng công an nhân dân”.

Đồng chí Vũ Tiến Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường trực, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng có tham luận “Một số kiến nghị và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống tham nhũng”.

Ông Vũ Tiến Chiến, Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng phát biểu tham luận tại Đại hội

Ông Vũ Tiến Chiến, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tham luận tại đại hội. (Ảnh: TTXVN)

Tham nhũng diễn ra trên diện rộng, ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những biểu hiện là “giàu nhanh”, “lên chức nhanh” do tiêu cực, tham nhũng, dùng tiền để “chạy chức”, “chạy quyền” đang khiến hệ thống bộ máy quản lý nhà nước trở nên mâu thuẫn, gây ảnh hưởng đến dư luận trong Đảng, chính quyền và nhân dân. Do vậy phải làm rõ, lên án và nghiêm trị.

Đồng chí Lê Phước Thanh, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam với tham luận “Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng – an ninh”.

Đồng chí Trịnh Long Biên, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương với tham luận: “Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát – giải pháp quan trọng góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh ”.

Đồng chí Vũ Văn Phúc, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương với tham luận: “Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thiết thực Cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” – Giải pháp quan trọng để rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên”.

Đồng chí Niê Thuật, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đăk Lăk với tham luận “Tăng cường đoàn kết các dân tộc, tập trung phát triển kinh tế – xã hội văn hóa gắn với bảo về tài nguyên và môi trường”

Nguyễn Thị Thanh Hòa, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam “Thực hiện bình đẳng giới, Phụ nữ Việt nam tích cực tham gia đóng góp vào công cuộc xây dựng phát triển đất nước”.

Tham luận đọc tại hội trường chiều ngày 14/01/2011

Thay mặt Đoàn Chủ tịch Đại hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng điều khiển phiên họp

 

Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn đã trình bày tham luận với nội dung “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa,”

Ông Châu Văn Minh, Bí thư Đảng bộ, Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam với chủ đề: “Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam lớn mạnh từng bước phát triển nền kinh tế tri thức,” 

Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng với tham luận về “Thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào Khmer”

Đồng chí Hoàng Tuấn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchvới tham luận “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, sức mạnh nội sinh quan trọng của sự phát triển bền vững”.

Ông Phạm Bình Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao với tham luận chủ đề “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới,”

Ông Nguyễn Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam đã trình bày tham luận về “Một số nhiệm vụ, giải pháp xây dựng giai cấp nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”;

Ông Đỗ Hoài Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam trình bày tham luận về “Một số vấn đề nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới hệ thống chính trị”;

Ông Hà Ngọc Chiến, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng trình bày tham luận “Về công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng và phát triển đảng viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thực trạng và giải pháp”;

Tiến sĩ Trần Du Lịch, Viện trưởng Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh trình bày tham luận về “Chế độ công hữu và sở hữu toàn dân về đất đai.”

Như vậy, sau 2 ngày thảo luận, góp ý kiến vào nội dung các Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XI của Đảng, đã có 27 đại biểu phát biểu, tham luận tại hội trường. Các tham luận, ý kiến còn lại sẽ được gửi tới Đoàn Chủ tịch Đại hội.

Theo dangcongsan, VTC, vietnamplus

Tin cập nhật: Thông tin đại hội Đảng XI – Thành phần đại biểu tham dự

On the net

Các đại biểu đến dự Đại hội

Thông tin về đại biểu dự Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam

(ĐCSVN)- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng diễn ra từ ngày 12 đến ngày 19/1/2001 với sự tham dự của 1.377 đại biểu, đại diện cho 3,6 triệu đảng viên cả nước. Báo Điện tử Đảng Cộng sản xin giới thiệu một số thông tin về đại biểu.

I- Tình hình tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, bầu cử đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng:

Đến ngày 24/12/2010, có 67/67 đảng bộ trực thuộc Trung ương tổ chức thành công đại hội; đã bầu đủ số lượng đại biểu chính thức và đại biểu dự khuyết theo phân bổ của Trung ương; đại hội đã tiến hành đảm bảo đúng các nguyên tắc, thủ tục theo quy định của Điều lệ Đảng.

1- Tổng số đại biểu đương nhiên, đại biểu được bầu cử tại các đảng bộ trực thuộc Trung ương và đại biểu chỉ định là 1.378 đồng chí, trong đó:

– 158 đại biểu là Ủy viên chính thức và 20 đại biểu là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương khóa X (đại biểu đương nhiên).

– 1.189 đại biểu được bầu cử tại đại hội đảng bộ trực thuộc.

– 11 đại biểu ở Đảng bộ Ngoài nước do Bộ Chính trị chỉ định.

II- Tổng số đại biểu được triệu tập là 1.377 thuộc 67/67 đoàn đại biểu dự Đại hội, trong đó:

– 158 đại biểu là Ủy viên chính thức và 20 đại biểu là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương khóa X, chiếm 12,93%.

– 1.188 đại biểu được bầu tại các đại hội đảng bộ trực thuộc Trung ương, chiếm 86,27%.

– 11 đại biểu ở Đảng bộ Ngoài nước do Bộ Chính trị chỉ định, chiếm 0,80%.

– 150 đại biểu nữ, chiếm 10,89%.

– 167 đại biểu là dân tộc thiểu số, chiếm 12,13%.

– 196 đại biểu là sỹ quan trong lực lượng vũ trang (Quân đội, Công an), chiếm 14,23%.

– 13 đại biểu là Anh hùng Lực lượng vũ trang, chiếm 0,94% và 3 đại biểu là Anh hùng Lao động, chiếm 0,22%.

– 18 đại biểu là Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, chiếm 1,31%.

– 7 đại biểu là Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú, chiếm 0,51%.

Về thời gian vào Đảng:

– Số đại biểu vào Đảng từ tháng 9/1945 đến tháng 7/1954 có 1 đại biểu, chiếm 0,07%.

– Số đại biểu vào Đảng từ tháng 8/1954 đến tháng 4/1975 có 197 đại biểu, chiếm 14,31%.

– Số đại biểu vào Đảng từ tháng 5/1975 đến tháng 12/1986 có 819 đại biểu, chiếm 59,48%.

– Số đại biểu vào Đảng từ tháng 1/1987 đến tháng 12/1991 có 185 đại biểu, chiếm 13,44%.

– Số đại biểu từ tháng 1/1992 đến nay có 175 đại biểu, chiếm 12,71%.

Có 1 đại biểu được tặng Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và 40 đại biểu được tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, 328 đại biểu được tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng.

Về trình độ học vấn:

– 1.374 đại biểu có trình độ PTTH, chiếm 99,78%.

– 3 đại biểu có trình độ THCS, chiếm 0,22%.

Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, học hàm, học vị:

– 23 đại biểu có trình độ trung học chuyên nghiệp, chiếm 1,67%.

– 919 đại biểu có trình độ cao đẳng, đại học, chiếm 66,74%

– 227 đại biểu là thạc sỹ, chiếm 16,49%; 202 đại biểu là tiến sỹ, chiếm 14,67%.

– 39 đại biểu là viện sĩ, giáo sư, phó giáo sư, chiếm 2,83%.

Về trình độ lý luận chính trị:

– 595 đại biểu có trình độ cử nhân, chiếm 43,21%

– 762 đại biểu có trình độ lý luận cao cấp, chiếm 55,34%

– 19 đại biểu có trình độ lý luận trung cấp, chiếm 1,38%

– 1 đại biểu có trình độ lý luận sơ cấp, chiếm 0,07%.

Về tham gia cấp ủy đảng các cấp:

– 178 đại biểu là Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, chiếm 12,93%.

– 1.085 đại biểu là cấp ủy viên cấp tỉnh, thành phố và đảng ủy trực thuộc Trung ương, chiếm 78,79%.

– 246 đại biểu là cấp ủy viên cấp huyện, quận và tương đương, chiếm 17,86%.

– 13 đại biểu là cấp ủy cơ sở (xã, phường, thị trấn, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp), chiếm 0,94%.

Về độ tuổi:

– 1 đại biểu dưới 30 tuổi, chiếm 0,07%.

– 37 đại biểu từ 30 đến 40 tuổi, chiếm 2,69%.

– 225 đại biểu từ 41 đến 50 tuổi, chiếm 16,34%.

– 1.040 đại biểu từ 51 đến 60 tuổi, chiếm 75,53%.

– 71 đại biểu tuổi từ 61 đến 70 tuổi, chiếm 5,16%.

– 3 đại biểu trên 70 tuổi, chiếm 0,22%.

Tuổi đời bình quân của đại biểu là 53,6.

Đại biểu cao tuổi nhất là đồng chí Trần Hanh, sinh năm 1932, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Đại biểu thuộc Đảng bộ khối các cơ quan Trung ương.

Đại biểu ít tuổi nhất là đồng chí Vương Thị Mỵ, sinh năm 1982, dân tộc Mông, Đảng ủy viên, cán bộ Văn phòng UBND xã Phùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang./.

Theo dangcongsan


Tin cập nhật: Hình ảnh phiên khai mạc Đại hội Đảng XI sáng 12/01/11 tại hội trường

On the net

Quang cảnh phiên khai mạc Đại hội đảng lần thứ XI

Đại hội Đảng lần thứ XI có ý nghĩa trọng đại với toàn Đảng và toàn dân ta. (Ảnh Quang Tùng)

Đại hội sẽ bầu Ban chấp hành Trung ương dự kiến khoảng 200 người, trong đó có 175 ủy viên chính thức và 25 ủy viên dự khuyết. Kết quả bầu Bộ Chính trị, Tổng bí thư, Ban bí thư, Ủy ban Kiểm tra trung ương sẽ được công bố sáng 19/1

Hình ảnh phiên khai mạc Đại hội Đảng XI sáng 12/01/11 tại hội trường

Đồng chí Nguyễn Minh Triết – Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước tuyên bố khai mạc Đại hội (Ảnh: Quang Tùng).
Đồng chí Nông Đức Mạnh – TBT Ban chấp hành Trung ương Đảng CS Việt Nam đọc báo cáo tại Đại hội (Ảnh: Quang Tùng). 

“Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đảm bảo cho dân ta có độc lập, tự do thực sự, đất nước phát triển phồn vinh, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.” (Ảnh Quang Tùng)

Đồng chí Trương Tấn Sang – Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đọc báo cáo tại Đại hội (Ảnh: Quang Tùng).
Các vị đại biểu trong đoàn chủ tịch trong đó có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Thường trực Ban bí thư Trương Tấn Sang… (Ảnh: Quang Tùng) 

Quang cảnh Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (Ảnh Quang Tùng).
Các vị Đại biểu tham dự Đại hội (Ảnh: Quang Tùng)

Phát huy sức mạnh của toàn dân tộc về mọi mặt, phát triển nhanh toàn diện xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. (Ảnh Quang Tùng)

Quang Tùng

Theo VTC

Link: http://vtc.vn/2-274721/xa-hoi/khai-mac-dai-hoi-dang-toan-quoc-lan-thu-xi.htm

Tin cập nhật: Đại hội Đảng XI – Danh sách đoàn chủ tịch được công bố

On the net

Danh sách đoàn Chủ tịch:

  1. Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư BCH Trung ương ĐCS Việt Nam
  2. Nguyễn Minh Triết , Chủ tịch nước
  3. Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ
  4. Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội
  5. Trương Tấn Sang, Thường trực Ban Bí thư
  6. Lê Hồng Anh, Bộ trưởng Bộ Công an
  7. Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
  8. Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
  9. Trương Vĩnh Trọng, Phó Thủ tướng Chính phủ
  10. Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy TP.HCM
  11. Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ
  12. Nguyễn Văn Chi – Ủy ban Kiểm tra Trung ương
  13. Hồ Đức Việt, Trưởng ban Tổ chức Trung ương
  14. Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội
  15. Tô Huy Rứa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương
  16. Huỳnh Đảm, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
  17. Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
  18. Nguyễn Quốc Cường, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam
  19. Nguyễn Thị Thanh Hòa, Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam
  20. Võ Văn Thưởng, Bí thư Trung ương Đoàn
  21. Trần Hanh, Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam
  22. Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam
  23. Y Mửi, Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy Kon Tum
  24. Nguyễn Hoài Anh, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Bình Thuận

Đại hội Đảng XI – Danh sách đoàn chủ tịch được công bố

(VTC News) – Sáng 11/1, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng họp phiên trù bị, thông qua danh sách đoàn chủ tịch gồm 24 đồng chí.

Trước đó, các Đại biểu đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Đoàn đại biểu dự Đại hội vào Lăng viếng Bác do Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh dẫn đầu.

Đoàn Đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng do Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh dẫn đầu vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh 

Sau khi vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, các Đại biểu bắt đầu phiên họp trù bị tại Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình.

Tại phiên trù bị, Đại hội đã bàn và quyết định một số nội dung cơ bản trước khi chính thức khai mạc. Các Đại biểu đã thông qua quy chế làm việc của Đại hội, bầu ra đoàn Chủ tịch gồm 24 đồng chí, đoàn Thư ký, ban Thẩm tra tư cách đại biểu, thông qua chương trình làm việc của Đại hội, quy chế bầu cử Đại hội và nghe báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu tham dự Đại hội.

Biểu quyết thông qua quy chế làm việc của Đại hội. 

Theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, có 01 trường hợp Đại hội không triệu tập là ông Nguyễn Ngọc Quyền – nguyên Bí thư Thành ủy TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc). Ngoài ra, có 4 đại biểu gửi đơn xin rút vì các lý do khác nhau.

Trên cơ sở danh sách đoàn đại biểu có thể thấy, Đại biểu trẻ tuổi nhất tham dự Đại hội XI là Vương Thị Mỷ, sinh năm 1982, công tác tại UBND xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang; đây cũng là đại biểu duy nhất ở độ tuổi dưới 30. 

Đoàn chủ tịch gồm 24 đồng chí 

Đại biểu cao tuổi nhất là Trung tướng Trần Hanh, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, sinh năm 1930 và là một trong ba đại biểu ở độ tuổi trên 70. Theo danh sách, có 7 Đại biểu ở độ tuổi từ 30 đến 40.

Sau phiên khai mạc (sáng 12/01), Đại hội XI sẽ dành 3 ngày để trình bày các văn kiện trình Đại hội. Từ ngày 15/1 đến 17/1, Đại hội sẽ thảo luận về phương án nhân sự BCH Trung ương khóa XI.

Theo VTC

Góc nhìn: Nguyễn Văn An – Bài học gì từ sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô?

On the net

Cựu chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An

Nguyễn Văn An – Bài học gì từ sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô?

Nâng thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân. Vấn đề là lòng dân: Thuận lòng dân thì còn, trái lòng dân thì mất. Ý dân là ý trời.

Bây giờ xin được nghe ý kiến của ông về vấn đề xây dựng Đảng. Vừa rồi báo Nhân dân có loạt bài kể lại câu chuyện của Liên Xô cũ. Vì sao một đảng hùng mạnh, đã lãnh đạo nhân dân Nga chiến thắng phát xít Đức trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại và cống hiến to lớn cho thắng lợi của thế giới trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, một đảng giành được thành tựu rực rỡ trong xây dựng CNXH lại đổ sụp nhanh đến vậy, sau 74 năm cầm quyền?

Bài học của Liên Xô (cũ) vẫn còn nguyên giá trị. Từ đó mới thấy yêu cầu xây dựng Đảng, phát huy dân chủ trong Đảng và trong xã hội, đoàn kết trong Đảng và trong xã hội là vấn đề cốt tử của những vấn đề cốt yếu, vấn đề sống còn của Đảng và chế độ ta. Mọi thành công hay thất bại của Cách mạng Việt Nam đều từ đây mà ra. Không kẻ thù nào có thể phá được Đảng ta trừ chính những người cộng sản chúng ta.

Quan sát sự tan rã của một số Đảng cộng sản ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu, thì thấy rằng, những người cộng sản phá Đảng không phải chỉ là những người cộng sản phản bội Đảng, những người cộng sản bị kẻ thù mua chuộc, bị diễn biến hòa bình,… Mà phần nhiều lại chính là những người cộng sản chân chính, những người cộng sản không muốn bảo vệ Đảng của mình nữa, vì thực tế Đảng của mình đã thoái hóa biến chất mất rồi, nhất là vì Đảng của mình đã phạm sai lầm có tính hệ thống mà không nhận ra được và không khắc phục được. Đảng đã trở thành lực lượng cản trợ dân chủ, tự do, cản trợ sự phát triển của xã hội. Đảng đã trở thành ông Vua tập thể, đã trở thành Đảng trị mất rồi.

Chúng ta rút được bài học gì từ sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô?

Hãy thử quan sát và phân tích sự giải tán của một Đảng tại quê hương của Cách mạng tháng Mười thì rõ. Tại sao một người đứng đầu Đảng và Nhà nước tuyên bố giải tán Đảng là Đảng đó bị giải tán ngay? Một người có làm được việc đó không? Hay người đó chỉ là người thay mặt cho số đông những người trong Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương, trong toàn Đảng, trong cả hệ thống chính trị? Đội ngũ trí thức đâu? Liên minh giai cấp công nhân với nông dân và nhân dân lao động đâu? Hệ thống thông tấn, báo chí đâu? Lực lượng vũ trang hùng hậu đâu mà không bảo vệ Đảng? Tại sao họ quay mặt đi? Hay là họ cũng đồng tình? Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, tại sao quần chúng không bảo vệ?

Nâng thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân. Vấn đề là lòng dân: Thuận lòng dân thì còn, trái lòng dân thì mất. Ý dân là ý trời.

Nhiều cơ quan thông tin đại chúng của chúng ta thường đưa tin chủ yếu là do nguyên nhân bị diễn biến hòa bình, một số cán bộ chủ chốt bị mua chuộc phản bội lại Đảng, dẫn tới cách mạng màu,… mà chưa đi sâu vào nội bộ Đảng, vào lỗi hệ thống của Đảng, vào sự thoái hóa biến chất trong Đảng, Nhà nước và Xã hội do lỗi hệ thống gây ra. Đảng đã trở thành lực lượng cản trở sự phát triển của xã hội, đã trở thành lực cản của sự phát triển tự do dân chủ của xã hội. Nói theo tinh thần của Marx thì cái gì cản trở sự phát triển là thối nát, là phản động. Chính những người cộng sản chân chính, chính liên minh giai cấp công nhân với nông dân và nhân dân lao động, chính độ ngũ trí thức cũng không muốn bảo vệ một Đảng đã thoái hóa biến chất như vậy. Đó mới là nguyên nhân chính, chứ không phải do kẻ thù của chủ nghĩa xã hội phá hoại là chính. Chính những người cộng sản chân chính cũng muốn giải tán Đảng đã biến chất để xây dựng Đảng mới, để sửa lỗi hệ thống, để làm lại từ đầu.

Và như chúng ta đã biết, nhân dân ở các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ) đã phúc quyết Hiến pháp mới để xác lập chính thể mới phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm sửa cái lỗi hệ thống của họ. Một bài học quá đắt giá trong lịch sử nhân loại. Chúng ta cần tỉnh giác để suy ngẫm, để chỉnh đốn Đảng ta như trong di chúc thiêng liêng của Bác Hồ đã ghi.

Trích: Nguyên Chủ tịch Quốc hội khuyến nghị đổi mới hệ thống chính trị

Theo vietnamnet