Góc nhìn: Đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng – Tại sao không?

On the net 

Văn hóa từ chức còn xa lạ

Nhận thức về nhận trách nhiệm và văn hóa từ chức của người điều hành ở ta là… xa lạ nên ông Cuông kiên quyết: “Để lại hậu quả như thế, ở chính phủ các nước đã có vài ba đại diện chính phủ lên tiếng xin từ chức rồi, nhưng ở nước ta thì chưa. Nên tại kỳ họp này, Quốc hội phải làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng, Phó thủ tướng phụ trách ngành, bộ trưởng bộ chủ quản… chứ không thể nêu chung chung như các báo cáo của Chính phủ”.

Đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm thành viên Chính phủ vụ Vinashin

SGTT.VN –  ”Đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và một số thành viên Chính phủ có liên quan đến vụ Vinashin”, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) đã làm nóng hội trường khi Quốc hội (QH) thảo luận về tình hình nhiệm vụ kinh tế – xã hội diễn ra sáng nay, 1.11.2010.

Các đại biểu cơ bản tán thành với Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2011, cũng như đánh giá khách quan của Ủy ban Kinh tế Quốc hội về kết quả và một số vấn đề tồn tại cần khắc phục, về chỉ đạo điều hành của Chính phủ trong việc điều hành phát triển kinh tế -xã hội năm 2011.

Một tỉnh phải nhịn ăn một thế kỷ mới trả hết nợ Vinashin

Theo đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, với khoản nợ không dưới 100.000 tỉ đồng, tức một tỉnh thu nhập cỡ 1.000 tỉ một năm phải nhịn ăn, nhịn mặc… trong một thế kỷ mới trả được nợ vì Vinashin đã ”sụp đổ” rồi, dù nhiều người đang cố dùng từ ngữ có tính tu từ để giảm nhẹ đi mức độ nghiêm trọng!

Những sai phạm thì đã rõ, song câu hỏi đến nay vẫn chưa có câu trả lời là: sai phạm ở Vinashin, ngoài lãnh đạo Vinashin còn ai phải chịu trách nhiệm vẫn khiến ông Thuyết băn khoăn. Dù cho báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội có nhận trách nhiệm và đã ”nghiêm túc kiểm điểm”, nhưng cụ thể thế nào?

Theo đại biểu Thuyết, trong trường hợp này, các thành viên Chính phủ phải kiểm điểm và nhận kỷ luật trước Quốc hội. ”Không thể nhận trách nhiệm chung chung, tuyên bố kiểm điểm nội bộ là hết trách nhiệm được”.

Đại biểu Thuyết nhắc lại vụ việc Lã Thị Kim Oanh ở bộ Nông nghiệp và phát triển nông thông cách đây hơn 6 năm. Ông Thuyết nói: ”Vì nuông chiều, áp dụng sai quy chế chung cho công ty của Lã Thị Kim Oanh mà một vị bộ trưởng đang rất được lòng dân đã phải từ chức, 2 vị thứ trưởng phải ra trước vành móng ngựa”.

Vinashin là phóng đại vụ Lã Thị Kim Oanh gấp 1.000 lần

Ông Thuyết so sánh: ”Vinashin là phóng đại của vụ Lã Thị Kim Oanh cỡ 1.000 lần, nhưng trách nhiệm của bộ chủ quản, của Chính phủ thì chưa rõ ràng, cụ thể”.

Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã nhận định rằng: có dấu hiệu bao che cho những sai trái, vi phạm của Vinashin, làm thiệt hại lớn đến tài sản của nhà nước. Nhưng ai bao che, bao che thế nào, vì nguyên nhân gì, nhằm mục đích gì và phải chịu trách nhiệm ra sao… thì Ủy ban Tư pháp chưa có điều kiện kết luận.

Vì vậy, ông Thuyết thẳng thắn: “Căn cứ hiến pháp và luật Tổ chức Quốc hội, tôi đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức cho Quốc hội biểu quyết thành lập Uỷ ban lâm thời điều tra trách nhiệm các thành viên Chính phủ. Trên cơ sở đó bỏ phiếu tín nhiệm thủ tướng và một số thành viên Chính phủ có liên quan… Để tạo điều kiện cho quá trình điều tra, phải tạm đình chỉ chức vụ các vị cần điều tra”.

”Tôi cảm thấy rất đau xót và khó khăn khi nói những điều trên. Nhưng có xử lí nghiêm mới hạn chế các dự án phá của, lấy lại niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm của chúng ta trong thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng. Ngay sau đây, tôi trình UBTV Quốc hội như một kiến nghị chính thức từ đại biểu”, ông Thuyết nói thêm.

“Tiền cấp rồi, người ta làm gì… tùy họ!”

Đại biểu Lê Văn Cuông (Thanh Hoá): “Vinashin là giọt nước làm tràn ly, thể hiện tình trạng quan liêu, yếu kém, thiếu trách nhiệm của Chính phủ”.

Tán thành ý kiến của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, đại biểu Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) cũng đề nghị Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời của Quốc hội điều tra trách nhiệm các thành viên của Chính phủ có liên quan trong vụ ”chìm tàu Vinashin”

Sự cố Vinashin, theo đại biểu Cuông, dù đã được cảnh báo sớm về kết quả quản lý yếu kém tại Vinashin, song lại có dấu hiệu bao che, níu kéo nên u nhọt lâu ngày đã vỡ tung, để lại hậu quả vô cùng nặng nề với tổng nợ có thể lên đến 120.000 tỉ đồng. Như vậy, bình quân mỗi công dân Việt Nam từ lớn đến bé phải gánh nợ cho Vinashin 1,5 triệu đồng.

Ông Cuông gay gắt: “Vinashin là giọt nước làm tràn ly, thể hiện tình trạng quan liêu, yếu kém, thiếu trách nhiệm của Chính phủ trong quản lý vốn, tài sản nhà nước”.

Một loạt dẫn chứng được đại biểu Cuông nhắc lại để minh họa cho sự yếu kém của Chính phủ trong việc quản lý tài sản, tiền của nhà nước ở tập đoàn này: Chính phủ đứng ra bảo lãnh cho tập đoàn này vay hàng tỉ đô la trái phiếu; Vinashin mang tiền nhà nước đầu tư khắp đó đây, như thành lập 200 công ty con cháu, mua tàu, nhà máy phát điện cũ mà bộ chủ quản không phát hiện kịp thời. Rồi hai lần thanh tra Nhà nước định vào cuộc nhưng bị chặn lại! Giai đoạn 2006-2009 có 11 đoàn thanh kiểm tra làm việc vẫn không phát hiện “bệnh hiểm nghèo” của Vinashin.

Không ít lần phải tự thốt lên ”thật không hiểu nổi”, ”không biết quản lý kiểu gì”…, rồi ông Cuông như tìm được câu trả lời về vai trò quản lý yếu kém khi nhắc lại câu trả lời của một thành viên Chính phủ từng trả lời đại biểu trước Quốc hội vấn đề này: “Tiền cấp rồi, người ta làm gì… tùy họ”!

Theo SGTT

Tin sốc: Anh Thư, Mỹ Xuân với bộ ảnh nude cùng hoa lá

On the net

Anh Thư, Mỹ Xuân với bộ ảnh khỏa thân – Tốt khoe, xấu che

Góc nhìn: Khởi tố blogger Hương Trà – Tự do thông tin nhưng phải đúng luật

On the net

Blogger Hương Trà

Blogger Cogaidolong tại phiên xử vụ kiện
Blogger Cogaidolong tại vụ kiện của ca sĩ Phương Thanh. Ảnh: Vũ Mai.

Tự do thông tin nhưng phải đúng luật

ICTnews – Blogger Hương Trà, chủ nhân của blog Cô gái đồ long mới đây đã bị cơ quan điều tra tạm giữ với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” (Điều 258 Bộ luật Hình sự). Vụ việc một lần nữa cảnh báo vấn đề về quản lý đối với thông tin trên các trang “nhật ký” điện tử cá nhân.

Thông tin báo chí cho biết, tại cơ quan điều tra, bà Hương Trà đã thừa nhận viết bài sai sự thật, không có căn cứ để tung lên blog Cô gái đồ long của mình. Tại Thông tư số 07/2008/TT-BTTTT ngày 18/12/2008 của Bộ TT&TT hướng dẫn một số nội dung về hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân cũng đã quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó cấm “thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm này được quy định chung trong Điều 18 Nghị định số 28/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet, theo đó, vi phạm một trong các quy định về quản lý thông tin điện tử trên Internet đối với các trang thông tin điện tử không phải xin giấy phép sẽ bị phạt tiền 5-10 triệu đồng.

Tuy nhiên, điều đáng nói là những thông tin sai sự thật được đưa lên blog cá nhân hầu hết mang tính phiếm chỉ, không đích danh. Theo GS. Nguyễn Minh Thuyết, Chủ nhiệm UB VHGD-TTN&NĐ của Quốc hội, đây cũng là lý do khiến vụ kiện giữa ca sĩ Phương Thanh và bà Hương Trà hồi năm 2008, vụ kiện đầu tiên trong “thế giới ảo”, không đi tới hình thức xử phạt thích đáng. “Theo tôi, chúng ta đang lúng túng trong quản lý Internet, lúng túng trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quyền tự do tư tưởng, tự do có ý kiến của người dân với giới hạn của pháp luật. Những quy định của pháp luật chưa đủ để có thể điều chỉnh được những hành vi ở trong lĩnh vực này”, GS. Thuyết nhận định.

Tuy vậy, GS Thuyết cũng khẳng định, quyền tự do tư tưởng, tự do phát biểu ý kiến của công dân đã được pháp luật quy định. Cá nhân có quyền bày tỏ quan điểm của mình, nêu các hiện tượng đã có qua thẩm tra của các cơ quan Nhà nước, có dư luận trên báo chí, nêu lên vấn đề để cùng suy nghĩ. Đồng thời luật pháp cũng cấm hành vi xâm phạm vào đời tư của người khác, sử dụng hình ảnh người khác mà không được phép, dùng lời lẽ miệt thị… “Việc một người viết blog để cho mình xem thì không ai có thể bắt được. Thế nhưng khi anh mở ra cho nhiều người truy cập được thì anh phải có trách nhiệm với xã hội, đặc biệt là không được xâm phạm bí mật của Nhà nước, không xúc phạm cá nhân và không đi ngược với quyền lợi của đất nước, của dân tộc. Đó là những giới hạn. Một mặt phải tôn trọng tự do cá nhân, mặt thứ hai là phải có quy định về giới hạn và xử lý những vụ vượt quá cái giới hạn đó để có điều chỉnh các hành vi này”, GS. Thuyết khẳng định.

Cũng theo GS. Thuyết, việc bắt Hương Trà đúng hay sai hoàn toàn tùy thuộc vào hồ sơ vụ việc. Tuy nhiên, nếu như theo báo chí nói (Tuổi trẻ online gày 29/10 – PV) rằng việc bắt đối tượng này không phải xuất phát từ yêu cầu của cá nhân người có liên quan đến bài viết trên blog Cô gái đồ long thì chưa ổn. “Đặt giả thiết nếu đó không phải là một cán bộ lãnh đạo của ngành công an thì chắc chắn cơ quan có thẩm quyền phải chờ đơn kiện của người bị xúc phạm mới có thể tiến hành bắt được. Theo tôi, nên có suy nghĩ để tìm ra những quy định của pháp luật và thực hiện đảm bảo đúng trình tự pháp lý trong mọi trường hợp. Chẳng hạn, luật pháp hoàn toàn có thể có những quy định riêng đối với những đồng chí lãnh đạo từ cấp nào trở lên để ngăn chặn những sự việc tương tự”, GS. Thuyết đề xuất.

HM

Bài viết đã đăng trên báo Bưu điện Việt Nam số 131 ra ngày 1/11/2010.

Link: http://www.ictnews.vn/Home/bao-chi-xuat-ban/Tu-do-thong-tin-nhung-phai-dung-luat/2010/11/2SVMC7559171/View.htm