Góc nhìn: Phạm Nhật Vũ chủ tịch AVG – Cư sĩ và doanh nhân

On the net

Cư sĩ doanh nhân Phạm Nhật Vũ – Chủ tịch AVG

Chủ tịch HĐQT An Viên Group Phạm Nhật Vũ tại cuộc họp báo sáng 18-12. Ảnh: Nhật Minh

AVG và chiến lược thống trị

Chủ tịch Hội đồng Quản trị AVG nhiều lần khẳng định mình là “cư sĩ ở ẩn” nhưng lại cho thấy AVG đang ấp ủ một chiến lược kinh doanh đầy tham vọng về bản quyền truyền hình thể thao

Dù mới xuất hiện nhưng AVG (An Viên Group) đã làm mưa làm gió trên lĩnh vực bản quyền truyền hình thể thao. Sáng qua, 18-12, người đứng đầu AVG đã tổ chức một cuộc ra mắt báo giới tại Hà Nội để giới thiệu tập đoàn này và công bố các điểm cơ bản trong chương trình “Hành động vì thể thao VN” cũng như việc ký kết các bản quyền truyền hình thể thao của AVG.

Ông Phạm Nhật Vũ
Ông Phạm Nhật Vũ.
Cư sĩ và doanh nhân
 
Tên tuổi Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ ngày càng trở nên quen thuộc trong giới truyền hình và đầu tư mạo hiểm nhưng vị doanh nhân này là một người khá kín tiếng. Dù thân thế và lai lịch của ông chủ AVG đã được nhiều người biết đến nhưng trước báo giới, vị doanh nhân họ Phạm này lại có những lời giới thiệu gây tò mò.
 
“Tôi là một cư sĩ ở ẩn, tu tại gia và theo đạo Phật. Trước đây, tôi và anh tôi (ông Phạm Nhật Vượng, người đứng đầu Tập đoàn Vincom- PV) có làm ăn tại Nga và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Việc làm ăn cũng tương đối tốt nên chúng tôi muốn mở rộng đầu tư về nước”- ông Vũ giới thiệu.
 
Chủ tịch AVG giãi bày: “Tôi không phải là người thích xuất hiện trước công chúng hay ở chỗ đông người nhưng thời gian qua, những thông tin khác nhau trên báo chí nói về AVG khá nhiều nên tôi buộc phải nói lại về mình và tập đoàn”.

Doanh nhân Phạm Nhật Vũ: “Tôi là một cư sĩ ở ẩn”

Theo giải thích của ông Vũ, AVG không phải là tập đoàn truyền thông hay nghe nhìn mà là nhóm các nhà đầu tư An Viên. Năm 2008, Công ty CP Nghe nhìn toàn cầu (cũng có tên tiếng Anh viết tắt là AVG) được thành lập với vốn điều lệ 1.800 tỉ đồng, hoạt động trong lĩnh vực thiết lập mạng hạ tầng và cung cấp dịch vụ truyền dẫn phát sóng truyền hình kỹ thuật số mặt đất, kỹ thuật số vệ tinh…
 
Vị doanh nhân tự nhận mình là “cư sĩ ở ẩn” còn cho biết: “Có nhiều thông tin khác nhau về AVG. Cá nhân tôi không sợ người ta nghĩ xấu hay nghĩ sai về mình. Tôi chỉ sợ cái tâm mình sai, tâm mình xấu thôi. Thực chất, tôi cũng là một nhà báo và hiện là Phó Tổng Biên tập của Tạp chí Phật học nên tôi thấy rằng cần phải nói rõ để công luận và báo giới hiểu hơn về mình, biết mình là ai, bởi nếu như đưa thông tin tới bạn đọc mà không chính xác thì cũng là một cái tội”.

Ông Trần Đăng Tuấn (phải) tại buổi giới thiệu về AVG

Mời ông Trần Đăng Tuấn làm tổng giám đốc

Buổi giới thiệu về AVG và chiến lược kinh doanh của tập đoàn này có một nhân vật khá nổi tiếng hiện diện ở hàng ghế khách mời: Nguyên phó tổng giám đốc Đài Truyền hình VN (VTV) Trần Đăng Tuấn.

Người được dư luận đồn đoán là rời khỏi VTV để đến với AVG sắp trở thành “yếu nhân” ở tập đoàn này?

Liên quan đến chuyện “nhạy cảm” đó, Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ không hề giấu giếm: “Đúng là chúng tôi đã mời anh Tuấn từ rất lâu rồi. Chúng tôi là một đơn vị còn non trẻ trong lĩnh vực này và những kinh nghiệm của anh Tuấn có thể giúp ích cho chúng tôi rất nhiều.

Thời gian qua, dư luận báo chí cũng đã đề cập nhiều về vấn đề này. Nhân đây, tôi cũng xác nhận chuyện AVG mời anh Tuấn về mới mức lương cao là hoàn toàn có thật”.

Theo những thông tin mới được tiết lộ từ AVG, nếu ông Trần Đăng Tuấn nhận lời về với AVG thì chuyên gia trong lĩnh vực truyền hình này sẽ là tổng giám đốc.

Sau khi thôi chức phó tổng giám đốc VTV, ông Tuấn về công tác tại Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình VN (VFC). Có tin cho rằng nếu về AVG, mức lương của ông Tuấn xấp xỉ 20.000 USD/tháng.

Theo ông Vũ, hiện ông Tuấn vẫn chưa chính thức nhận lời nhưng bộ máy nhân sự của AVG và vị trí tổng giám đốc đang còn khuyết.

Do vậy nhiều người tin rằng việc ông Tuấn về AVG chỉ là vấn đề thời gian. Về đội ngũ nhân viên, AVG cũng đã và đang chiêu mộ từ nguồn nhân lực của VTC, VTV với mức lương hấp dẫn.

P.Ngọc

Theo nguoilaodong

Bình luận về bài viết này