Tin sốc: Lê Hoàng Bảo Trân – Người mẫu 12 tuổi lại dính xì căng đan khoe thân?

On the net

Xôn xao những hình ảnh khoe thân được cho là của Bảo Trân

Dân Việt – Trên các trang mạng Trung Quốc đang lan truyền khá nhanh những hình ảnh khoe thân qua internet được cho là của chân dài 12 tuổi Lê Hoàng Bảo Trân – Teen Model Việt Nam 2009.

Nhìn qua những hình ảnh này, thật không giống với Bảo Trân chút nào. Nhưng trên trang mạng giải trí nổi tiếng của Trung Quốc đều khẳng định, người mẫu 12 tuổi Việt Nam đang dần đánh mất hình tượng từ các fan Trung Quốc.

Chưa biết thật giả những tấm hình này là thế nào, nhưng cô gái trong hai bức ảnh này không giống Lê Hoàng Bảo Trân chút nào.

Đây là hai hình ảnh các mạng Trung Quốc cho là của Bảo Trân

Theo trang YCWB, các fan teen Trung Quốc trong những tháng qua lên cơn sốt về người mẫu còn khá trẻ ở Việt Nam, nhưng có khuôn mặt xinh đẹp và rất hiền, cùng phong cách tạo dáng rất chuyên nghiệp. Và có thể xem Bảo Trân là người mẫu Việt Nam đầu tiên tạo được tiếng tăm và cơn sốt thật sự ở Trung Quốc đại lục, Hongkong và cả đảo Đài Loan.

Các mạng Trung Quốc cũng đưa những hình ảnh về “sự cố” mới đây của chân dài 12 tuổi.

Trang YCWB còn cho biết, sau sự cố lộ hàng trên sàn catwalk mới đây, lại xuất hiện thêm những hình ảnh không đứng đắn của Bảo Trân, khi chân dài 12 tuổi có thể chat và khoe thân qua Internet. Và chính những hình ảnh này khiến các fan teen của họ thất vọng.

Chưa biết thật giả những tấm hình này là thế nào, nhưng cô gái trong hai bức ảnh này không giống Lê Hoàng Bảo Trân chút nào.

Xuân Trang

Theo YC

Bộ ảnh: Lưu Thị Diễm Hương – Sắc đỏ

On the net

Lưu Thị Diễm Hương – Sắc đỏ

Diễm Hương đẹp rực rỡ với với áo dài đỏ
Diễm Hương đẹp rực rỡ với với áo dài đỏ
Diễm Hương đẹp rực rỡ với với áo dài đỏ
Diễm Hương đẹp rực rỡ với với áo dài đỏ
Diễm Hương đẹp rực rỡ với với áo dài đỏ
Diễm Hương đẹp rực rỡ với với áo dài đỏ

Stylist: Vô thường

Ảnh: Nguyễn Long

Trang điểm: Huỳnh Lợi

Trang phục: Thuận Việt

Long Áo Dài – TIÊU PHONG

Theo Bưu điện Việt Nam

Bộ ảnh: Bebe Phạm – Sau sự cố lộ hàng vẫn bốc lửa với nội y

On the net

Vẻ đẹp bốc lửa của Bebe Phạm

Vẻ đẹp bốc lửa của Bebe Phạm
Vẻ đẹp bốc lửa của Bebe Phạm
Vẻ đẹp bốc lửa của Bebe Phạm
Vẻ đẹp bốc lửa của Bebe Phạm
Vẻ đẹp bốc lửa của Bebe Phạm
Vẻ đẹp bốc lửa của Bebe Phạm
Vẻ đẹp bốc lửa của Bebe Phạm

Góc nhìn: Shunga – Nghệ thuật tranh cổ tình dục Nhật Bản

On the net

Tranh Shunga

Attributed to Tomioka Eisen (1864-1905). Shunga. Series: <u>Yakumo No Chigiri</u>. Color woodblock, c. 1890. 8-3/4 x 12-1/2 inches. [27914c] SOLD

Shunga của Nhật luôn có xu hướng phô bày các cơ quan sinh dục to, khỏe. Đây là bằng chứng cho thấy họa sĩ Nhật chịu nhiều ảnh hưởng phong cách phóng đại của Chu Phưởng (khoảng 740-800), một danh gia xuân họa thời nhà Đường.

Shunga -Tranh tính dục của Nhật

https://i0.wp.com/www.ukiyoe-gallery.com/ukiyoe/pb-shungab.jpgKhác với tranh tôn giáo, shunga (xuân họa) là loại tranh vẽ mà người Nhật gọi là ukiyo-e (phù thế hội: hội họa thế tục). Shun (xuân) là một uyển ngữ thông dụng ám chỉ sinh hoạt tính dục. Shunga thường là tranh khắc gỗ (mộc bản), hầu hết được chế tác tại thành phố Edo (Giang Hộ, nay là Tokyo). Hai thành phố khác cũng có chế tác loại tranh này là Osaka và Kyoto.

Người ta cho rằng shunga xuất hiện trên đất Phù Tang từ cuối thời shogun Muromachi (tướng quân Thất Đinh, 1336-1573), do cảm hứng từ các tranh tính dục của Trung Quốc (gọi là chunhua: xuân họa; chungong: xuân cung; chungongtu: xuân cung đồ).

Shunga tiếp tục thịnh hành suốt thời đại Edo (Giang Hộ, 1603-1867) mãi tới thời Meiji (Minh Trị, 1868-1912) mới chịu nhường bước cho nhiếp ảnh gợi dục (xuân ảnh, erotic photographs).

Như vậy shunga được sáng tác từ thế kỷ XVI tới XIX. Người ta dễ dàng bán các tranh mộc bản này với giá cao và thị trường có cả tranh lẻ (in từng tấm rời) hoặc nguyên cả một tập khá dày mà người Nhật gọi là enpon (ấn bản) trong đó mỗi tranh thường chiếm trọn hai trang giấy. Tuy nhiên đắt tiền hơn cả vẫn là tranh lụa vẽ tay, hai đầu có trục để treo thòng xuống (scrolls) mà người Hán gọi là “quyển” hay “trục tranh” (tranh cuộn) còn người Nhật gọi là kakemono-e hay kakejiku-e (tranh quải vật hay quải trục).

Cũng như phần đông tác giả dâm thư (erotica), các họa sĩ vẽ shunga hiếm khi ký tên lên tranh. Tuy thế, ngày nay vẫn biết rằng bốn danh gia vẽ shunga của Nhật là: Hishikawa Moronobu (Lăng Xuyên Sư Tuyên, 1618-1694); Katsushika Hokusai (Cát Sức Bắc Trai, 1760-1849); Miyagawa Isshô (Cung Xuyên Nhất Tiếu, giữa thế kỷ XVIII) và Yanagawa Shigenobu (Liễu Xuyên Trùng Tín, 1787-1832), vốn là học trò của Hokusai.

Các danh gia vẽ shunga thường có khách hàng ruột là giới quý tộc giàu có. Shunga được dùng làm “bảo bối” hướng dẫn họ và con cái họ thực hành sinh hoạt chăn gối. Tương truyền, bán được một tranh, họa sĩ đủ sống nửa năm. Những shunga còn lưu giữ tới ngày nay đều cho thấy nét vẽ rất tỉ mỉ, khắc bản rất công phu.

Một tranh có nhiều màu sinh động, mỗi màu cần một bản khắc gỗ. Chẳng hạn, để “nhái” lại một shunga danh tiếng của Katsushika Hokusai (1760 – 1849) vẽ cảnh vợ một ngư phủ đang bị hai con bạch tuộc (octopuses) cùng lúc cưỡng bức, vào năm 2001 họa sĩ Masami Teraoka phải dùng đến 29 bản khắc gỗ (26,5x40cm) để in cho đủ 29 màu.

Shunga miêu tả rất sinh động và tỉ mỉ những tập quán tính dục của người Nhật, bao gồm đủ thể loại như: lưỡng giới (nam và nữ, heterosexuality), đồng giới nữ (lesbians), đồng giới nam (gays), lạm dụng trẻ em (pederosis), quan hệ tính dục trong lúc đang mặc đồng phục (buru sera), v.v…

Tranh shunga Nhật Bản

Nghiên cứu các bộ sưu tập shunga đắt giá hiện nay còn lưu giữ, giới tính dục học (sexologists) không những biết được tập quán tính dục của người Nhật từ thời xa xưa mà còn thấy được ảnh hưởng của nó di truyền sang các thể loại hiện đại như phim hoạt hình sex (eroanime), truyện tranh sex (manga, mạn họa), sex games trên computer. Tất cả ba thể loại vừa kể được gọi chung là hentai (biến thái).

TRẦN THẾ HƯƠNG

Theo SGGP

Link: http://www.sggp.org.vn/saigonthubay/nam2006/thang3/107827/

 


Góc nhìn: Ủy viên BCT Trương Tấn Sang – Diễn biến hòa bình nhận diện và phòng chống

On the net

Trương Tấn Sang – Nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình”

Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Trung ương cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Trương Tấn Sang1 – Công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay diễn ra trong bối cảnh và tình hình quốc tế có những biến đổi to lớn và sâu sắc. Xu thế lớn không thể đảo ngược là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển, song cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên… tiếp tục diễn ra ngày càng phức tạp. Trong điều kiện và đặc điểm đó, nhân dân thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách có liên quan đến vận mệnh loài người, trong đó, nổi lên hàng đầu là giữ gìn hòa bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, chống khủng bố… Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội đang diễn ra sôi động, tuy còn nhiều khó khăn, song đã có những bước tiến và dấu hiệu mới. Sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa xã hội thế giới lâm vào thoái trào, nhưng một số nước theo con đường xã hội chủ nghĩa vẫn kiên định mục tiêu, lý tưởng, tiến hành đổi mới, cải cách, giành được những thành tựu mới, quan trọng, tiếp tục trụ vững và phát triển. Phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và cánh tả đang có nhiều nỗ lực vượt qua thử thách để dần từng bước khôi phục. Tuy nhiên, các nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản và cánh tả vẫn gặp nhiều khó khăn gay gắt, các thế lực thù địch tiếp tục chống phá, tìm mọi cách xóa bỏ chủ nghĩa xã hội. Trong đó, chiến lược “diễn biến hòa bình” được coi là biện pháp hữu hiệu hàng đầu, đã từng góp phần trực tiếp làm sụp đổ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu những năm trước đây và đang tìm mọi cách tiếp tục hòng làm lung lay dẫn tới sụp đổ các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Trong bối cảnh và đặc điểm đó của tình hình quốc tế, chúng ta chủ trương thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị- xã hội khác nhau trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, đồng thời đề cao cảnh giác, kiên quyết và tỉnh táo đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Hai yêu cầu trên không tách rời và mâu thuẫn nhau, mà xuyên thấm vào nhau không chỉ trong tư duy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, mà cả trong toàn bộ hoạt động thực tiễn của chúng ta trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội.

2 – Ngay từ khi còn thực hiện cuộc Chiến tranh lạnh, đối đầu về quân sự, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch của chủ nghĩa xã hội đã sử dụng các biện pháp “diễn biến hòa bình” hỗ trợ cho phương thức vũ trang chống các nước xã hội chủ nghĩa. Điều đó không phải do chúng ta gán ghép hay suy diễn mà thể hiện rõ trong các âm mưu chiến lược của chủ nghĩa đế quốc từ những năm 50 của thế kỷ XX. Chiến lược “phản ứng linh hoạt” với chính sách “mũi tên và cành ô liu” những năm 60, chiến lược “răn đe thực tế” với chính sách “cây gậy và củ cà rốt” những năm 70 của chủ nghĩa đế quốc, đã được triển khai liên tục, ráo riết chống các nước xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng hòa bình chủ nghĩa, mất cảnh giác với chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch xuất hiện khá phổ biến ở các nước Đông Âu và Liên Xô thời kỳ này đã lấn át tư tưởng, ý chí cách mạng, quan điểm đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, từ đó, ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản ngày càng mở rộng trong lòng các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

Bước vào những năm 80 của thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản, sau những năm điều chỉnh, đã đạt được sự ổn định và có bước phát triển. Trong khi đó, do sai lầm kéo dài về nhiều phương diện, nhiều nước xã hội chủ nghĩa bắt đầu lâm vào khủng hoảng, và khi thực hiện đường lối cải cách, cải tổ sai lầm, càng dẫn tới khủng hoảng trầm trọng hơn. Lợi dụng cơ hội này, chủ nghĩa đế quốc hoàn thiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, coi đó là chiến lược cơ bản để giành thắng lợi cuối cùng, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội. Đến năm 1989, 1990, khi nội tình các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô đã bộc lộ toàn diện sự khủng hoảng trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, chủ nghĩa đế quốc đã dùng các thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ đánh đòn quyết định làm sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở các nước này.

Về bản chất, so với các chiến lược và mục tiêu trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm chống đến cùng chủ nghĩa xã hội là không thay đổi. Trong tình hình và thời cơ mới, chiến lược này chỉ thay đổi phương thức và thủ đoạn, đó là “chiến thắng không cần chiến tranh”, “không đánh mà thắng” hoặc “một cuộc cách mạng nhung”, “cách mạng sắc màu”, có nghĩa là, về bản chất sâu xa, họ vẫn tiến hành một cuộc chiến tranh, nhưng như họ đã từng tuyên bố, đó là “một cuộc chiến tranh không có khói súng”. Điều đó có nghĩa là mục đích cuối cùng của chiến lược “diễn biến hòa bình” là xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa. Để đạt được điều đó, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch xác định các mục tiêu cơ bản sau:

Một là, xóa bỏ chủ nghĩa Mác – Lê-nin để thay thế bằng hệ tư tưởng tư sản trong các nước xã hội chủ nghĩa. Các nhà lý luận của chiến lược “diễn biến hòa bình” cho rằng, tư tưởng là lĩnh vực có tầm quan trọng hàng đầu, vì vậy, mục tiêu phải đạt tới là tước bỏ vũ khí tư tưởng của đối phương và coi đó là khâu đột phá của chiến lược “diễn biến hòa bình”.

Hai là, xóa bỏ sự lãnh đạo của đảng cộng sản, thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập trong các nước xã hội chủ nghĩa. Luận điệu được sử dụng thường xuyên là đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo là “độc tài”, là “bóp nghẹt dân chủ”, vì thế phải thay thế bằng chế độ chính trị đa đảng! Từ đó, tìm mọi cách nhen nhóm các lực lượng phản động chống đối, cơ hội chính trị trong các nước xã hội chủ nghĩa.

Ba là, gây mất ổn định về chính trị trong các nước xã hội chủ nghĩa. Thủ đoạn thường xuyên được sử dụng là lợi dụng, kích động những vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” để gây mâu thuẫn nội bộ, phá vỡ sự đồng thuận xã hội và khi có thời cơ lôi kéo một bộ phận quần chúng vào các cuộc bạo loạn chính trị. Các thế lực thù địch bỏ ra nhiều công sức và cả tiền bạc để lôi kéo, tập hợp “những người bất đồng chính kiến”, thực chất là những phần tử chống chủ nghĩa xã hội, phủ nhận sự lãnh đạo của đảng cộng sản, dùng họ làm “cơ sở”, “nội ứng” cho việc thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”.

Bốn là, làm suy yếu, chệch hướng phát triển của nền kinh tế, tiến tới chi phối, lũng đoạn, khống chế kinh tế.

Năm là, chuyển hóa văn hóa, đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa theo quỹ đạo và các giá trị phương Tây, từ đó làm biến đổi theo chiều hướng tiêu cực và tha hóa con người, dẫn tới biến chất cả một xã hội.

Sáu là, “phi chính trị hóa” để vô hiệu hóa quân đội và công an.

Những mục tiêu cơ bản trên có quan hệ chặt chẽ với nhau và nếu để cho các thế lực thù địch thực hiện được thì điều không tránh khỏi là họ sẽ đạt mục đích cuối cùng xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.

Nhận rõ bản chất, mục đích trên của chiến lược “diễn biến hòa bình”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã vạch trần: “thế lực chống chủ nghĩa xã hội và độc lập dân tộc luôn chĩa mũi nhọn vào Đảng. Thủ đoạn họ thường dùng là xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, thổi phồng sai lầm, khuyết điểm của Đảng, đòi thực hiện nhân quyền và dân chủ kiểu tư sản, đòi phi chính trị hóa bộ máy nhà nước, đòi đa nguyên, đa đảng nhằm tước bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Họ lợi dụng những kẻ cơ hội, phản bội về chính trị hoặc thoái hóa về phẩm chất, đạo đức để chia rẽ, làm suy yếu, phá hoại Đảng từ bên trong” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng).

Như vậy, rõ ràng là “diễn biến hòa bình” và cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” thực chất là một cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc trong giai đoạn mới.

Trương Tấn Sang

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư

Xem tiếp…