Góc nhìn: Tài năng và đắc dụng – Coi chừng mang tiếng “hiếu danh”!

On the net

Tài năng và đắc dụng: Cuốn sách phản cảm?

Sách đề tên 2 chủ biên là GS Nguyễn Hoàng Lương và PGS Phạm Hồng Tung, nhưng phía trong bìa lại có 8 tác giả.  Tám tác giả (bao gồm cả 2 người chủ biên là Nguyễn Hoàng Lương, Phạm Hồng Tung, Nguyễn Hoàng Hải, Đinh Thị Thúy Hiên, Lê Thị Lan, Nguyễn Ngọc Thắng, Phạm Minh Thế, và Đặng Lê Nguyên Vũ

Coi chừng mang tiếng “hiếu danh”!

Hồi cuối tháng 7-2006, trong hệ thống Ngân hàng NN-PTNT Việt Nam (Agribank) nhận được văn bản của Văn phòng Agribank với nội dung phân phối 2.800 cuốn sách dày 440 trang Từ cậu bé chăn trâu đến ông Tổng Giám đốc Agribank, ca ngợi một vị nguyên là Tổng Giám đốc của Agribank. Sau khi báo chí phản ứng, Hội đồng Quản trị Agribank đã quyết định thu hồi cuốn sách, trả lại cho tác giả.

Một năm sau, Văn phòng Agribank có văn bản gửi một trong hai tác giả, trong đó thừa nhận: “Cuốn sách này đã gây dư luận rất xấu cả trong hệ thống Agribank và ngoài xã hội. Do đó, Ngân hàng Nhà nước đã phải thanh tra”. Văn bản cũng cho biết, Ban lãnh đạo Agribank, trong đó có ông Tổng Giám đốc, đã quyết định thu hồi cuốn sách này, vì lý do “nhiều nội dung viết trong sách không chính xác, gây ảnh hưởng đến uy tín và lịch sử hoạt động của Ngân hàng NN-PTNT Việt Nam”.

Chuyện viết hồi ký của một vài người từng giữ chức vụ khá quan trọng để “cho con cháu biết một thời hào hùng của cha ông” nhưng kỳ thực với những chi tiết, sự kiện sai lệch, những nhận định phiến diện, chủ quan cũng bị đánh giá nhằm mục đích cá nhân. Hiện nay, thậm chí, một số người còn dùng những cách không mấy “sạch sẽ”, gây scandal để đánh bóng tên tuổi…

Tài năng và đắc dụng

Trong bối cảnh đó, cuốn Tài năng và đắc dụng không khỏi khiến người ta liên tưởng đến một hình thức hiếu danh khác của một số cá nhân nào đó. Cách chọn lựa và thể hiện các nhân vật trong cuốn sách hoàn toàn chưa khoa học. Các tác giả đã dựa vào tiêu chí nào để chọn ra 10 nhân tài tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam và 4 nhân tài tiêu biểu trong lịch sử thế giới? Cứ cho là đặt các nhân vật như Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Đào Duy Từ, Hồ Chí Minh là “ngang tài nhau” trong hoạt động lãnh đạo, quản lý thì liệu những nhân vật khác như Lý Thái Tổ, Lê Thánh Tông, Nguyễn Huệ, Võ Nguyên Giáp… có nên được đặt thêm vào danh sách này không? Tương tự, đã chọn Lê Quý Đôn, Trần Văn Giàu là tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thì Lương Thế Vinh, Tôn Thất Tùng, Trần Đại Nghĩa… có nên xếp cùng hay không? Và dĩ nhiên, nếu xếp Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Bạch Thái Bưởi và Đặng Lê Nguyên Vũ ở lĩnh vực kinh tế, kinh doanh thì có nên có Lương Văn Can, Trần Chánh Chiếu, Trịnh Văn Bô, Trương Văn Bền… nữa hay không?

Đó chưa kể một số điểm “khó hiểu” khác. Trong 10 nhân vật kể trên thì 9 vị đã thành “người hiền”; cả 9 vị đều là những người đã để lại dấu ấn trong lịch sử nước nhà, liệu nhân vật cuối cùng có đáng và có nên liệt vào “ngôi đền” ấy? Theo cách nghĩ thông thường, có lẽ không ai xếp một “người đương thời” vào danh sách của những “người một thời” ấy. Và cũng không có ai can đảm “ngồi” vào “ngôi đền” linh thiêng ấy.

Thực ra mọi người đều có nhu cầu có được “danh”. Khổng Tử khi đề cao việc phải “làm cho đúng với danh nghĩa, cư xử, hành động đúng với cương vị mỗi người trong xã hội” đã dùng từ “chính danh”. Còn Nguyễn Công Trứ thì viết: Lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh (cốt sao ghi được tấm lòng tốt lưu truyền trong sử sách). Tức là, cái danh (chính đáng) phải gắn liền với những việc làm tốt đẹp, có ích cho xã hội, vì xã hội.

Trịnh Minh Giang

Theo SGGP