Rộng đường dư luận: Tướng Nguyễn Chí Vịnh – Không có chuyện Việt Nam theo đuôi Mỹ!

On the net

Giải quyết vấn đề biền đông: Đa phương hay song phương

Việt Nam luôn giữ vững quan điểm độc lập tự chủ, chủ trương không tham gia liên minh quân sự, không dựa vào nước này để chống nước kia.

Nguyễn Chí Vịnh

Việt Nam hợp tác hải quân với mục đích tăng cường hữu nghị trên biển

LTS: Nhiều bạn đọc của Báo Quân đội nhân dân đã viết thư hoặc gọi điện về Tòa soạn bày tỏ sự quan tâm và đề nghị thông tin cụ thể hơn về đoàn liên ngành của Việt Nam thăm tàu sân bay Hoa Kỳ USS George Washington vừa qua, cũng như chuyến thăm của tàu hộ tống USS John S. McCain tới Đà Nẵng sau đó. Phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã có cuộc phỏng vấn Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nhằm đáp ứng yêu cầu của bạn đọc.

PV: Ngày 10-8 vừa qua tàu hộ tống USS John S. McCain đã có chuyến thăm Đà Nẵng và trước đó một đoàn liên ngành Việt Nam thăm tàu sân bay Hoa Kỳ USS George Washington. Xin Thứ trưởng cho biết thông tin chi tiết về các hoạt động này?  

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Theo quy định của pháp luật Việt Nam và chủ trương đối ngoại Quốc phòng của Đảng và Nhà nước, hằng năm chúng ta đón các đoàn tàu quân sự nước ngoài đến thăm Việt Nam. Việc đón tiếp này do chính quyền địa phương chủ trì, các bộ, ngành có liên quan và các đơn vị quân đội ở địa phương tham gia và phối hợp.

Từ đầu năm nay, Hoa Kỳ bày tỏ mong muốn cử một đoàn tàu quân sự vào thăm Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, và chúng ta đã chấp thuận ý kiến này.

Từ chủ trương đó, đầu tháng 8 vừa qua, tàu USS John S. McCain đã đến thăm cảng Đà Nẵng, chuyến thăm và các hoạt động của thủy thủ đoàn Hoa Kỳ được tiến hành theo thông lệ và chương trình đã được hai bên thỏa thuận từ trước – nhằm mục đích tăng cường hiểu biết và hữu nghị giữa hai bên, thông qua các hoạt động giao lưu thể thao, văn hóa, văn nghệ, nấu ăn giữa sĩ quan Việt Nam và Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, trong chuyến thăm, hai bên cũng trao đổi kinh nghiệm, trong đó chủ yếu phía Hoa Kỳ giới thiệu về kinh nghiệm đối phó với những sự cố trên tàu như hỏa hoạn và tìm kiếm cứu nạn. Nhân dịp tàu thăm Đà Nẵng, Hải quân Hoa Kỳ cũng khám, chữa bệnh nhân đạo cho hơn 400 trường hợp tại bệnh xá ở bán đảo Sơn Trà.

Cũng đầu tháng 8, nhân dịp tàu sân bay USS George Washington đi trên đường hàng hải quốc tế cách Đà Nẵng gần 200 hải lý, trong vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam, phía Hoa Kỳ đã mời đoàn đại biểu thành phố Đà Nẵng và các đơn vị quân đội đóng quân ở địa phương ra thăm tàu. Do chuyến thăm tàu chủ yếu vì mục đích giao lưu, tham quan nên một đồng chí lãnh đạo Sở Ngoại vụ Đà Nẵng làm Trưởng đoàn, Bộ Quốc phòng giao cho đại diện các đơn vị Hải quân và Không quân đóng quân ở Đà Nẵng tham gia.

Đây là hoạt động theo thông lệ của phía Hoa Kỳ, mỗi lần đi qua vùng biển gần các quốc gia có liên quan, phía Hoa Kỳ thường mời các đoàn đại biểu các nước đó thăm tàu để bày tỏ thiện chí, và cũng là dịp để họ phô diễn các kỹ thuật quân sự tiên tiến. Nhiều nước như Trung Quốc, Thái Lan và một số nước ASEAN khác đã cử các đoàn đại biểu thăm tàu ở cấp độ khác nhau.

Tháng 4/2009, Việt Nam cũng đã cử đoàn đại biểu thăm tàu sân bay Nimitz khi tàu này qua vùng biển gần Việt Nam. Chúng ta chấp nhận lời mời của phía Hoa Kỳ vì mong muốn thể hiện thiện chí trong quan hệ giữa hai nước, đồng thời khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế theo quy định của luật pháp quốc tế. Mặt khác đây cũng là dịp để cán bộ, sĩ quan ta nghiên cứu, tìm hiểu về kỹ thuật quân sự tiên tiến của hải quân Hoa Kỳ. Phía Hoa Kỳ đã dành cho đoàn đại biểu ta sự đón tiếp trọng thị, giới thiệu về các tính năng kỹ, chiến thuật của tàu và bay biểu diễn cất hạ cánh trên tàu sân bay…

Những hoạt động nêu trên được tiến hành theo thông lệ giữa các quốc gia có chủ quyền, thể hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của Đảng và Nhà nước ta, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước.

PV: Thứ trưởng nói rằng Việt Nam có hoạt động giao lưu hải quân với nhiều nước. Xin Thứ trưởng cho biết cụ thể hơn về vấn đề này?

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Việt Nam đã có quan hệ hải quân tốt đẹp với các nước láng giềng như: Trung Quốc, Campuchia, Philippines, Singapore, Thái Lan… Các hoạt động hợp tác như tuần tra chung, lập đường dây nóng, hợp tác cứu hộ, cứu nạn… đã đạt được nhiều thành tựu, đem lại lợi ích thiết thực cho hải quân và nhân dân các nước, góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước và xây dựng môi trường hòa bình và ổn định trong khu vực.

Phát triển quan hệ hải quân với Trung Quốc là một hướng ưu tiên trong quan hệ đối ngoại Quốc phòng của Việt Nam, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai nước. Hiện nay mối quan hệ đó đã đạt được nhiều thành tựu, hai bên thường xuyên trao đổi các đoàn đại biểu cấp cao, tiến hành giao lưu sĩ quan hải quân, tuần tra chung, lập đường dây nóng và gần đây nhất đã tiến hành diễn tập cứu hộ, cứu nạn trên biển. Có thể nói, quan hệ hải quân giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được phát triển theo đúng tinh thần quan hệ đối tác chiến lược toàn diện mà lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước đã cam kết.

Chúng ta chủ trương phát triển quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ trên cơ sở hai bên cùng có lợi và những nguyên tắc của chính sách đối ngoại. Ngoài các chuyến thăm của tàu Hải quân Hoa Kỳ như đã nêu trên, chúng ta cũng đón tàu hải quân của các nước khác như: Ấn Độ, Pháp, Australia, Nhật Bản… Việc phát triển quan hệ hải quân nằm trong chính sách phát triển quan hệ đối ngoại Quốc phòng với tất cả các nước nói chung và quan hệ hải quân với các nước nói riêng.

Tàu USS John McCain.
Tàu USS John McCain.

PV: Xin Thứ trưởng cho biết ý kiến về các thông tin và bình luận của một số báo chí trong và ngoài nước xung quanh quan hệ hải quân giữa Việt Nam và Hoa Kỳ thời gian vừa qua?

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Như trên tôi đã nói, các hoạt động vừa qua của tàu Hải quân Hoa Kỳ tại Việt Nam là hết sức bình thường, có sự chuẩn bị thống nhất từ trước và đã diễn ra hằng năm. Tuy nhiên, thông tin và bình luận trên một số báo chí trong và ngoài nước về vấn đề này có một số điểm chưa chính xác, đôi khi thiếu khách quan làm cho người đọc có thể hiểu sai lệch.

Thứ nhất, một số thông tin không chính xác như nói “Việt Nam và Hoa Kỳ diễn tập hải quân chung”, “tàu sân bay của Hoa Kỳ thăm Việt Nam”… hoặc các thông tin không cụ thể về hoạt động của tàu Hải quân Hoa Kỳ làm cho người đọc hiểu sai về mức độ quan hệ hải quân hai nước.

Thứ hai, việc tàu Hải quân Hoa Kỳ thăm Việt Nam và đoàn đại biểu Việt Nam thăm tàu sân bay Hoa Kỳ là theo thông lệ quốc tế, có kế hoạch từ trước nhưng diễn ra trong bối cảnh đang có nhiều tranh cãi về vấn đề Biển Đông giữa các nước lớn. Do vậy, một số phương tiện thông tin phương Tây tăng cường bình luận theo hướng này, cho rằng Việt Nam đang tăng cường quan hệ hải quân với Hoa Kỳ để “cân bằng sức mạnh” trên Biển Đông. Đây là bình luận không có căn cứ và thiếu hiểu biết về chính sách Quốc phòng Việt Nam. Chúng ta luôn thực hiện chính sách Quốc phòng dựa vào sức mình là chính để bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta luôn giữ vững quan điểm độc lập tự chủ, chủ trương không tham gia liên minh quân sự, không dựa vào nước này để chống nước kia. Hơn nữa, những bài học trong quá khứ cho thấy, chỉ có thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình và tự vệ, độc lập, tự chủ, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế thì mới bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ và các lợi ích quốc gia khác.

Thứ ba, một số báo chí nước ngoài do thiếu thiện chí về quan hệ Việt – Trung, mang tư tưởng dân tộc hẹp hòi, không thấy được tình hữu nghị và sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau là tài sản vô giá của hai dân tộc nên đã đưa các thông tin một chiều, thiếu khách quan, chưa tôn trọng Việt Nam – hồ đồ nhận định rằng “Việt Nam theo đuôi Mỹ”… Những thông tin này không giúp ích gì cho việc phát triển quan hệ hai nước, đi ngược lại lợi ích chiến lược của hai dân tộc Việt – Trung và tác động tiêu cực đến môi trường hòa bình ổn định trong khu vực. Đây là cách thông tin thiếu trách nhiệm, làm cho vấn đề trở nên phức tạp.

Thứ tư, do thiếu thông tin nên một số báo chí Việt Nam cũng đưa chưa thật chính xác về vấn đề này. Rất tiếc là giới truyền thông không tìm đến địa chỉ cần thiết là Bộ Quốc phòng để tìm hiểu thông tin chính xác về sự kiện này cũng như các vấn đề tương tự. Về phía Bộ Quốc phòng, trong các hoạt động đối ngoại Quốc phòng nói chung và giao lưu hải quân nói riêng sẽ tạo điều kiện cho báo chí tiếp cận, tìm hiểu thông tin vì không có gì là bí mật. Chúng tôi mong muốn báo chí đưa các thông tin kịp thời, chính xác, rộng rãi để tuyên truyền cho chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta nói chung và đối ngoại Quốc phòng nói riêng.

Tục ngữ Việt Nam có câu “Cây ngay không sợ chết đứng”, việc chúng ta làm là công khai và minh bạch. Tuy nhiên, cần phải thông tin nhiều chiều, chính xác, kịp thời, khách quan và rất thiện chí để bạn đọc và những người quan tâm có một cái nhìn đúng với bản chất vốn có của sự việc.

PV: Chúng tôi được biết vào ngày 17/8 sắp tới, Thứ trưởng sẽ chủ trì Đối thoại chính sách Quốc phòng cấp Thứ trưởng Việt Nam – Hoa Kỳ. Để mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và trung thực nhất, xin Thứ trưởng cho biết chủ đề của cuộc Đối thoại này?

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Việt Nam đã xúc tiến và nâng cấp đối thoại chiến lược Quốc phòng với nhiều nước, như với Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, Nga… và sắp có đối thoại cấp Thứ trưởng Quốc phòng với Hoa Kỳ và Trung Quốc. Sắp tới đây, Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tiến hành Đối thoại chính sách Quốc phòng cấp Thứ trưởng lần đầu tiên tại Hà Nội. Đây là cuộc đối thoại nằm trong thỏa thuận của Bộ trưởng Quốc phòng hai nước từ cuối năm ngoái. Tại cuộc đối thoại lần này, hai bên sẽ nêu các vấn đề liên quan đến chính sách Quốc phòng, quan hệ quốc phòng song phương và bàn các biện pháp để tăng cường quan hệ quốc phòng hai nước trên cơ sở cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau. Cũng như các cuộc đối thoại khác, hai bên có thể tham khảo lập trường của nhau về các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm. Tôi mong rằng, dư luận và báo chí sẽ quan tâm và đưa tin đầy đủ, chính xác về sự kiện này.

(Theo Quân đội nhân dân)

Link gốc: http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/4/39/39/120910/Default.aspx

Góc nhìn: Việt Nam – Ngã ba đường?

On the net

Đống Đa 1789 – Ba kịch bản về mối quan hệ Việt – Trung trong tương lai

X-cafevn, 13-8-2010

I. Những nguyên nhân khách quan khiến Trung Quốc lựa trọn “Nam tiến”

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế nhanh, sự ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên khiến Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia nhập khẩu nguyên liệu, năng lượng lớn nhất thế giới. Nước Trung Quốc không thể nuôi sống được dân Trung quốc nếu chỉ dựa vào nội lực dẫn việc phụ thuộc thế giới về cả công nghệ lẫn tài nguyên. Tất nhiên trong một thế giới có xu hướng hội nhâp, phụ thuộc lẫn nhau thì điều này cũng bình thường thôi, cái tôi muốn nói đến là ở cái dã tâm của người Trung Quốc. Họ không hề muốn “Trỗi dậy trong hòa bình”, trái lại Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt lãnh thổ, lãnh hải của các nước láng giềng để độc chiếm các nguồn tài nguyên và dùng nó làm bàn đạp để với tay đến các nơi xa hơn. Điều đó giải thích cho câu hỏi tại sao ngân sách dành cho quốc phòng của Trung Quốc tăng với tốc độ chóng mặt như vậy dù an ninh quốc gia không hề bị đe dọa.

Lãnh thổ Trung Quốc phía bắc giáp Nga, phía tây Nam giáp Ấn Độ, phía đông bắc là Hàn Quốc và Nhật Bản. Nga tuy đã suy yếu nhiều nhưng vẫn là một cường quốc quân sự, Ấn Độ ngày càng hùng mạnh cần phải dè chừng, Nhật và Hàn Quốc cũng là những đối thủ đáng gờm lại có Mỹ hậu thuẫn nên tốt nhât là không nên đụng vào các nước trên. Vì vậy hướng duy nhất có thể bành chướng là hướng nam. Các nước trong vùng đều nghèo hoặc không có khả năng chống đỡ Trung Quốc nếu bị tân công. Một thuận lợi nữa là các nước này không mấy đoàn kết và có một số lượng lớn Hoa Kiều sinh sống tại đây – đạo quân thứ năm của Trung Quốc. Quân ủy TW Trung Quốc đã hoạch định ra sách lược : “ Bắc tựa; Đông, Tây an; Nam tiến” phản ánh rõ những toan tính của họ đối với Đông Nam Á..

Nếu khống chế được Đông Nam Á thì Trung Quốc có lợi gì?

Các nước Đông Nam Á có vị trí chiến luợc quan trọng, vùng biển vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, eo biển Malacca là một trong những tuyến hàng hải tấp nập nhất thế giới, do đó Trung Quốc có thể khống chế cả Nhật Bản và Hàn Quốc. Đông Nam Á sẽ là nơi cung cấp tài nguyên và là thị trường tiêu thụ hàng hóa Trung Quốc cũng như là địa điểm di dân lý tưởng. Nếu tạo được chỗ đứng vững chắc ở đây thì Trung Quốc có thể nhắm đến các mục tiêu khác : vịnh Persian, Australia do vậy kế hoạch dài hạn bá chủ thế giới hoàn thành được một bước lớn.

Trở ngại đáng kể của Trung Quốc trong việc khống chế Đông Nam Á là Việt Nam – khúc xương khó gặm. Nếu liên minh quân sự Mỹ – Việt hình thành thì xem như cái kế hoạch mà Trung Quốc dày công nghiên cứu phá sản. Do đó họ nhanh chóng đánh bại, bẻ gẫy ý chí, ép Việt Nam phải quy thuận là việc họ sẽ làm trong tương lai gần.

Trước tình hình này Việt Nam chỉ có ba lựa chọn.

II. Những lựa chọn của Việt Nam và hậu quả của nó.

1. Quy thuận Trung Quốc.

Việt Nam dâng tặng nốt Trường Sa cho Trung Quốc, ủng hộ quyết định của Trung Quốc trong mọi vấn đề quốc tế. Nhưng cũng phải nhìn nhận lựa tron này không hoàn toàn bất lợi. Quân đội sẽ được cắt giảm biên chế, chỉ có bộ máy chấn áp phải được tăng cường để đè bẹp mọi chống đối của lũ dân đen không chịu an phận nhưng nhìn chung chi phí quốc phòng sẽ giảm.Việt Nam sẽ luôn ổn định trong vòng tay kìm kẹp được mang tên “Tình hữu nghị Trung – Việt đời đời bền vững”của Trung Quốc. Giới lãnh đạo đất nước cứ việc an tâm hưởng lạc mà không phải lo lắng gì, phiền toái duy nhất của họ là thi thoảng Trung Quốc bấm nút cái remote control thì phải mau chóng hoàn thành nhiệm vụ.

Việt Nam khi ấy sẽ giống như một dạng nửa thuộc địa nào đó.Tiếng Trung sẽ trở thành ngôn ngữ được học bắt buộc ở các trường phổ thông. Những Bạch Đằng,Vạn Kiêp, Chi Lăng vv… sẽ chỉ còn lại trong ký ức những người lớn tuổi vì sách lịch sử đã được biên soạn lai, thay vào đó là “Vạn lý trường thành là kỳ quan vĩ đại nhất của nhân loại” hay“nền văn minh Trung Hoa là mặt trời tỏa sáng” vv…. Tùy thuộc vào tốc độ “khai hóa văn minh” nhanh hay chậm nhưng có một điều chắc chắn là tiếng Việt sẽ trở thành một ngôn ngữ có nguy cơ bị biến mất và sẽ vinh dự có tên trong cái danh sách bảo tồn văn hóa phi vật thể của Liên Hiệp Quốc một ngày nào đó.

Ngành kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và khai khoáng để xuất khẩu sang Trung Quốc. Những người đàn ông có tài đều mong muốn đến Trung Quốc làm việc, những phụ nữ có nhan sắc thì mơ ước có một tấm chồng Trung Quốc hay tối thiểu được tới đấy “hành nghề” còn những kẻ phải ở lại thì chỉ còn biết than thân trách phận. Theo chiều ngược lại là hàng ế, quá hạn sử dụng, rác thải hạt nhân và các loại rác công nghiệp độc hại của Trung Quốc. Những nơi thuận lợi được quy hoach làm địa điểm giải trí cho người Trung Quôc và giới thượng lưu trong nước hay được làm căn cứ quân sự của Trung Quốc.

Rất có thể là thông qua cái remote control màu nhiệm, một đạo luật “Triệt sản bắt buộc” áp dụng cho những ai mắc bệnh di truyền, thiểu năng trí tuệ hay chỉ đơn giản là có ngoại hình xấu xí ra đời. Thậm chí một chương trình “Cái chết dịu êm” tựa như những kế hoạch làm trong sạch chủng tộc của nước Đức-fascism sẽ được áp dụng cho những đối tượng trên sau đó sẽ mở rộng cho những đối tượng khác. Công cuộc đồng hóa và cải tạo nòi giống cho dân Việt cao cả sẽ được tiếp nối sau những gì dang dở từ thời quan thái thú Tô Định.

Sự biến mất của nước Việt là chắc chắn, quá trình này hoàn tất nhanh hay chậm chỉ phụ thuộc vào khả năng “tiêu hóa” của Trung Quốc.

2. “Đu dây”.

Đây là phương án được các nhà lãnh đạo cộng sản ưa thích và có lẽ họ sẽ lựa chọn phương án này. Nếu phuơng án “đu dây” diễn ra suôn sẻ thì vừa giữ được đảng mà cũng chẳng mất nước thậm chí còn được hưởng lợi từ cả Mỹ lẫn Trung Quốc. Thật không may đây lại là tình trạng “cân bằng động” cực kỳ không ổn định và dễ chuyển qua trạng thái bất định nào đó chỉ bằng một “nhiễu loạn” nhỏ. Ngay cả khi không có biến cố chính trị quốc tế nào xảy ra thì trạng thái này cũng không tồn tại lâu. Người Trung Quốc sẽ không cho phép một nước Việt Nam tồn tại ngoài quỹ đạo mà họ có thể kiểm soát. Chiến tranh dành quyền kiểm sát biển Đông do Trung Quốc phát động sẽ sảy ra trong tương lai gần (tôi dự đoán khoảng năm 2020 – 2025). Với thực lực quá chênh lệch và không có đồng minh hỗ trợ, Việt Nam chỉ có thể trụ được một tháng. Mọi nỗ lực cứu vãn đều là quá muộn, người Mỹ khi đó sẽ thiết lập một phòng tuyến chống Trung Quốc ở nơi khác. Người Việt Nam khi ấy sẽ cảm thấy rõ tình trạng “thiếu oxygen” vì mọi hoạt động hàng hải đều phải có sự cho phép của Trung Quốc. Các hải cảng của Việt Nam sẽ vắng vẻ như chùa bà Đanh vì các thương thuyền của nước ngoài đều ngại tới. Các hoạt động đầu tư cũng vì thế mà ngưng trệ. Nguy cơ phá sản của nền kinh tế đất nước hiện ra rất rõ nét, hệ quả thường thấy của các nước bại trận. Nhưng hệ quả tiếp theo thì rất khó mà lường trước: bạo động lật đổ chính quyền hay một sự chuyển hướng sang phương án #1 là hai khả năng dễ sảy ra nhất.

Bạn có thể thắc mắc là khi ấy người Việt Nam có thể thu được những lợi ích gì từ Biển Đông. Câu trả lời là: hải sản ven bờ, muối, và quyền được tắm biển để vơi đi những cay đắng, muộn phiền. Ngoài nhưng thứ trên thì chỉ còn váng dầu và những bao nylon trôi nổi trên biển.

3. Ngả theo phương Tây.

Khi tổ tiên chúng ta bại trận, mất nước những kẻ đến từ phương Bắc đã thực thi kế hoạch đồng hóa: tiêu diệt nền văn hóa thuần Việt và áp đặt văn hóa Trung Quốc. Người Việt tuy hiện nay đã quên đi ngôn ngữ và chữ viết của tổ tiên nhưng tinh thần Việt không chết dễ dàng như vậy. Tổ tiên chúng ta mỗi khi dành được độc lập đều tìm cách hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc, xây dựng nền văn hóa dân tộc. Vua Quang Trung đã ra lệnh sử dụng chữ Nôm cũng như thu nhận một số người phương Tây làm việc cho triều đình. Khi người Pháp vào đô hộ Việt Nam chữ quốc ngữ cùng văn hóa phương Tây bắt đầu được truyền bá. Thông thường rất khó để thay đổi thói quen của một dân tộc thế mà khi chữ quốc ngữ thật lạ lẫm ra đời , nó nhanh chóng được đón nhận ở khắp mọi nơi. Thật khó tưởng tượng giới sĩ phu trong nước dễ dàng vứt bỏ chữ nho cùng nền giáo dục Khổng giáo để đi theo văn hóa phương Tây, không phụ thuộc họ là người theo Pháp hay chống Pháp. Điều đó khẳng định rằng người Việt – về khía cạnh tâm hồn luôn hướng về nền văn minh phương Tây.

Đi theo phương Tây là xu hướng tự nhiên, thuận theo tiếng gọi của tổ tiên.

Phương Tây có một nền văn minh vĩ đại, một nền khoa học kỹ thuật hùng mạnh, một nguồn vốn đầu tư vô cùng dồi dào. Đi theo và học hỏi họ là xu hướng tự nhiên và hợp lý, không gì phản bác được.

Phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng không có tham vọng chiếm lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam, ngược lại còn có thiện chí giúp đỡ Việt Nam bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Viện trợ, vay ưu đãi và đầu tư của Mỹ, châu Âu, Nhật Bản dành cho Việt Nam nhiều nhất, họ cũng có thiện cảm với người Việt Nam nhất. Họ không đòi hỏi gì nhiều ngoài việc Việt Nam phải cải thiện tình trạng nhân quyền.

Quyền lợi của Việt Nam và phương Tây không mâu thuẫn nhau trong khi quyền lợi của Trung Quốc với phương Tây hay với Việt Nam có nhiều bất đồng. Điều gì ngăn cản Việt Nam và phương Tây xích lại gần nhau?

Tôi không ngây thơ nói rằng đi theo phưong Tây là sự giàu có và thịnh vượng sẽ đến với chúng ta ngay lập tức. Suy cho cùng, mọi thành quả đều có được nhờ lao động. Tôi chỉ nói rằng theo phưong Tây công cuộc tái thiết đất nước của chúng ta có nhiều thuận lợi hơn.

Đi theo phương Tây là lựa chọn tốt nhất để xây dựng đất nước, cải thiện cuộc sống nhân dân.

Một khi đã lựa chọn đi theo phương Tây thì phải dứt khoát. Không ai giúp đỡ những kẻ bắt cá hai tay.

Có một điều được lịch sử chứng nhận: người Việt dù theo chính kiến gì cũng không bàng quan khi sơn hà nguy biến. Họ luôn đoàn kết dưới một lá cờ “chủ nghĩa yêu nước” để chống lại giặc ngoại xâm. Ngày xưa Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã gạt bỏ tư thù một lòng báo quốc, gần đây nhât là những người yêu nước đã cùng tập hợp trong cái tổ chức mang tên Việt Minh đấu tranh dành độc lập dân tộc.

Hãy dũng cảm đương đầu với thú dữ Trung Quốc bằng tất cả những gì mình có. Thiết lập quan hệ đồng minh với Mỹ, mua sắp vũ khí, huấn luyện binh sĩ, phát hành trái phiếu quốc phòng là việc cần làm ngay. Tổ quốc phải sẵn sàng cho mọi kịch bản chiến tranh xấu nhất.

Chúng ta nên gài thuốc nổ trên các hòn đảo, khi không giữ được thì kích nổ cho đảo chìm xuống biển cùng quân xâm lược. Quyết không để một tấc đất của tổ quốc lọt vào tay quân xâm lược Trung Quốc!

Lịch sử Việt Nam sắp sang một trang mới, một trang hào hùng oanh liêt hay tủi nhục ê chề tất cả tùy thuộc vào những người được trao trọng trách lãnh đạo đất nước.

Là một người dân tôi chỉ có thể viết nên câu ca dao này:

Trăm năm bia đá thì mòn.
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.

Đống Đa 1789

Góc nhìn: Trung Quốc lên án Việt Nam bắt tay với Hoa Kỳ

On the net

Hàng không mẫu hạm USS Geoge Washington đến Việt Nam để kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa 2 nước

Hàng không mẫu hạm USS Geoge Washington đến Việt Nam để kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa 2 nước

VOA – Trung Quốc ‘chĩa mũi nhọn vào Việt Nam và Hoa Kỳ’

Thưa quý vị, trước các diễn biến dồn dập gần đây liên quan tới khu vực biển Đông, VOA Việt Ngữ đã có cuộc phỏng vấn nhà nghiên cứu quan hệ Việt – Trung, ông Dương Danh Dy, Nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc.

Các cuộc thao diễn quân sự của Trung Quốc là thông điệp báo cho Hoa Kỳ biết rằng Bắc Kinh bất bình trước sự kiện Hoa Kỳ can dự vào các vụ tranh chấp chủ quyền

Các cuộc thao diễn quân sự của Trung Quốc là thông điệp báo cho Hoa Kỳ biết rằng Bắc Kinh bất bình trước sự kiện Hoa Kỳ can dự vào các vụ tranh chấp chủ quyền

VOA: Ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố ‘quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ trong việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông. Ông đánh giá như thế nào về động thái này?

Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy: Theo tôi, đó là chuyện tất nhiên thôi. Sự trở lại của Mỹ ở Đông Nam Á và những tuyên bố của bà Hillary Clinton về vai trò của Mỹ ở đây thì đó là một sự cổ vũ cho các nước ở khu vực rằng dù Trung Quốc có đe doạ như thế này, như thế kia, nhưng chúng ta vẫn có một người bạn Mỹ đứng ở bên cạnh.

Quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ gần đây nhân 15 năm bình thường hoá quan hệ rất sôi nổi, ví dụ như Hàng không mẫu hạm George Washington neo đậu ở vùng biển Đà Nẵng, mời cán bộ, nhân dân Việt Nam lên thăm, hay hai bên thoả thuận về hợp tác hạt nhân. Dù tôi chưa rõ nội dung cụ thể nhưng theo tôi nghĩ đó là các tiến bộ. Tôi cho rằng chỉ có lòng tin mới nói được như thế.

VOA: Theo dõi tình hình báo chí Trung Quốc gần đây, ông thấy phản ứng của họ trước các diễn tiến mới đó như thế nào?

Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy: Có thể nói là Trung Quốc phản ứng khá mạnh, và mũi nhọn chủ yếu họ chĩa vào Việt Nam và Mỹ. Nói cụ thể, họ lên án Việt Nam đủ mọi chuyện, nào là muốn lợi dụng cương vị chủ tịch ASEAN (Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á) để lôi kéo và quốc tế hoá vấn đề biển Đông; lôi kéo Mỹ trở lại Việt Nam, hay Mỹ nhân dịp này quay trở lại Đông Nam Á để bao vây Trung Quốc. Những từ họ dùng cho Việt Nam, theo tôi, từ khi bình thường hoá quan hệ tới nay, chưa bao giờ họ dùng từ xấu về Việt Nam như vậy.

VOA: Tức là phản ứng của họ rất mạnh mẽ, đúng không ạ?

Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy: Mạnh mẽ và dữ dội. Họ cũng nói khá rõ rằng sẽ dùng vũ lực để giải quyết vấn đề biển Đông. Họ ngụ ý khá nhiều và cho rằng việc giải quyết vấn đề biển Đông bằng vũ lực là điều khó tránh khỏi, mặc dù hiện nay họ vẫn nói là phải dùng hai tay, tức là một tay hoà bình, một tay vũ lực, nhưng mà tay nào cũng phải cứng cả. Họ nói ám chỉ nhưng đối với Việt Nam họ nói khá rõ. Một số mạng chính thức như Hoàn Cầu, họ nói rõ là Việt Nam đấy.

VOA
: Ông là người nghiên cứu mối quan hệ Việt – Trung thời gian qua, thì theo đánh giá của ông, những động thái vừa qua sẽ còn diễn tiến như thế nào?

Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy: Theo tôi, muốn nhìn biển Đông thì còn phải nhìn tình hình Trung Quốc hiện nay, mà các nhà nghiên cứu quốc tế có lúc quên đi mất. Nội bộ Trung Quốc, theo tôi, có nhiều vấn đề như bây giờ, như vấn đề biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường rồi tình trạng nông dân, tình trạng phân bố giàu nghèo, rồi trượt đất hay lụt lội.

Theo tôi hiểu và theo kinh nghiệm của tôi, mỗi khi trong nước có vấn đề thì Trung Quốc thường tìm cách cho nó xì ra bên ngoài để mà làm làm xẹp bớt cái phản ứng, phẫn nộ ở trong nước.

Ngoài ra, nhân tiện tôi cũng nói luôn một vấn đề khác người ta ít để ý, là do trên đất liền cạn kiệt về tài nguyên, môi trường bị tàn phá cho nên việc khai thác biển Đông, dầu lửa, khoáng sản, hải sản, đang là cái cứu cánh cho Trung Quốc. Cho nên rõ ràng, giờ biển Đông là lợi ích sống còn của Trung Quốc, mà đã là lợi ích sống còn và cộng thêm cái bá quyền nữa, thì tôi xin nói thật là khó có thể lay chuyển được họ.

VOA

http://www1.voanews.com/vietnamese/news/china-us-vietnam-08-10-2010-100338609.html

Góc nhìn: Biển Nam Trung Hoa và các thủ đoạn của Hoa Kỳ ?

On the net

Đôi lời: Để hiểu thêm miệng lưỡi, gan ruột bá quyền bành trướng, mời bà con coi bài dưới đây. Các tên gọi Biển Đông, Trường Sa được dịch nguyên văn là Biển Nam Trung Hoa, Nam Sa, cũng để phù hợp với luận điệu của người viết cũng như của cái đảng, chính phủ “láng giềng hữu nghị”, “16 chữ vàng, 4 tốt” đó.

Đã đến lúc chống lại các thủ đoạn của Hoa Kỳ

Li Bing

29-07-2010

BẮC KINH, ngày 29 tháng 7 (Tân Hoa xã) – Xúi giục các nước Đông Nam Á về vấn đề Biển Nam Trung Hoa là một bước khởi đầu nhằm mục đích ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Biển Nam Trung Hoa là vùng biển với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và có ý nghĩa chiến lược đối với Trung Quốc trong một ý nghĩa về địa chính trị.

Các bế tắc hiện nay trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên Biển Nam Trung Hoa đang được khai thác như một lý do cần thiết cho sự can thiệp bên ngoài.

Tại Diễn đàn Khu vực ASEAN tổ chức tại Việt Nam ngày 23 tháng 7, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói rằng, giải quyết vấn đề Biển Nam Trung Hoa là “quan trọng cho sự ổn định khu vực” và đề xuất một cơ chế quốc tế để giải quyết tranh chấp.

Hoa Kỳ là cường quốc bên ngoài lớn nhất cản trở việc giải quyết hòa bình về vấn đề Biển Nam Trung Hoa.

Chính phủ Obama điều chỉnh chính sách Đông Nam Á của Washington trong một nỗ lực gây thiện cảm với các nước ASEAN. Hoa Kỳ đang cố gắng gia tăng ảnh hưởng trong khu vực để ngăn cản Trung Quốc bằng cách can thiệp qua Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với ASEAN.

Washington đã tăng cường hợp tác quân sự trong khu vực, lén lút xúi giục và hỗ trợ một số nước xung quanh để tranh giành quần đảo Nam Sa, và đã cử tàu hải quân đến vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc để tiến hành các cuộc khảo sát bất hợp pháp.

Giải quyết vấn đề Biển Nam Trung Hoa có ý nghĩa lớn cho sự phát triển hòa bình của Trung Quốc. Theo như vấn đề an ninh quốc gia quan tâm, kiểm soát toàn bộ vùng biển có thể cho phép hải quân Trung Quốc bảo vệ vùng biển của chúng ta tốt hơn. Nó cũng giúp ích trong việc duy trì an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Cố gắng quốc tế hóa vấn đề Biển Nam Trung Hoa, Mỹ muốn hoãn lại việc giải quyết để ngăn cản sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Mỹ có nhiều quyền lợi ở Đông Nam Á.

Về mặt chiến lược, Washington muốn khu vực Đông Nam Á hình thành trung tâm “liên minh chiến lược châu Á”, gồm Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Ấn Độ.

Về mặt chính trị, Mỹ vẫn tiếp tục xuất khẩu “dân chủ” và các giá trị phương Tây sang các nước Đông Nam Á.

Về mặt kinh tế, Hoa Kỳ có quan hệ chặt chẽ với khu vực Đông Nam Á trên phương diện thương mại, tài chính, đầu tư và xem xét một thị trường quan trọng thứ hai ở nước ngoài, nhà cung cấp tài nguyên và điểm đến đầu tư.

Về mặt quân sự và an ninh, Hoa Kỳ muốn thiết lập các căn cứ quân sự nhiều hơn và tích cực can thiệp vào các vấn đề an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tất cả các bên trong khu vực thèm muốn trữ lượng dầu lửa và khí đốt tương đối giàu có ở Biển Nam Trung Hoa, đặc biệt là Hoa Kỳ, là nước mong muốn kiểm soát các nguồn năng lượng trên toàn thế giới, mà họ không bao giờ do dự để khởi động một cuộc chiến tranh.

Do đó, Mỹ đã thực hiện các nỗ lực tuyệt vời để làm phức tạp, kéo dài và quốc tế hóa vấn đề Biển Đông và họ đang cố gắng để làm cho vùng biển này là vùng biển quốc tế để họ cố tình tham gia khai thác dầu trong khu vực.

Ngoài ra, thông qua hợp tác với các công ty dầu của Việt Nam, Malaysia và Philippines, các công ty dầu khổng lồ của Mỹ đã tham gia khai thác dầu khí tại Biển Nam Trung Hoa và quân đội Hoa Kỳ tuyên bố rằng đó là nhiệm vụ cung cấp an ninh cho các công ty này.

Hoa Kỳ có một lợi ích quốc gia trong việc đi lại trên Biển Nam Trung Hoa. Để bảo đảm kiểm soát các tuyến đường biển quan trọng, Hoa Kỳ không muốn thấy Trung Quốc hợp tác với các nước có liên quan khác để giải quyết vấn đề.

Ngược lại, qua việc giám sát Trung Quốc với cường độ cao về các tàu chiến, máy bay và tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung với một số quốc gia, Mỹ đang ngăn cản một giải pháp hòa bình về vấn đề này.

Vấn đề Biển Nam Trung Hoa không chỉ quan tâm trong việc tranh đua về quyền tài phán của các hòn đảo và đá ngầm, phân định vùng đặc quyền kinh tế và phân chia tài nguyên biển, mà còn liên quan đến sự an toàn trên các tuyến đường biển chiến lược của Trung Quốc và phát triển lâu dài. Vì vậy, vấn đề cần phù hợp với tầm quan trọng chiến lược như mối quan tâm an ninh quốc gia.

Một điều kiện tiên quyết quan trọng để thúc đẩy học thuyết “gác tranh chấp qua một bên và cùng khai thác” đó là Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo trên Biển Nam Trung Hoa. Gác tranh chấp sang một bên không có nghĩa là hoãn vô thời hạn, và cũng không phải từ bỏ chủ quyền.

Trung Quốc cần phải tăng cường quản lý thuỷ sản, giám sát hàng hải để bảo vệ quyền và lợi ích của ngư dân Trung Quốc, xua đuổi các tàu nước ngoài khảo sát bất hợp pháp, đòi chủ quyền trên Biển Nam Trung Hoa và ngăn cản các hành động của những kẻ khác cướp bóc tràn lan các nguồn lực của chúng ta.

Trung Quốc kiên định trong việc giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình với các nước láng giềng. Trung Quốc không bao giờ bắt nạt kẻ yếu. Đồng thời, Bắc Kinh sẽ không bao giờ cho phép các lực lượng bên ngoài, như Hoa Kỳ, can thiệp vào vấn đề này.

Tác giả là một cựu chuyên viên nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế, trường Trung ương Đảng.

——–

Ngọc Thu dịch

Nguồn: http://news.xinhuanet.com/english2010/indepth/2010-07/29/c_13420374.htm

Góc nhìn: Ðồng hành quân sự với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại

On the net

TS Cù Huy Hà Vũ: Ðồng hành quân sự với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại

Các hành vi quân sự của Trung Quốc ở biển Đông ngày một gia tăng, tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc bị Bắc Triều Tiên đánh chìm một cách vô cớ… đang biến Đông Á thành khu vực nổi sóng. Vậy thì Việt nam phải làm gì? Sau đây là một số nhận định của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ từ Hà Nội dành cho VOA nhân dịp Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) vừa chấm dứt tại Hà Nội.

Nguyên Chủ tịch Nước Đại tướng Lê Đức Anh và Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ 

Nguyên Chủ tịch Nước Đại tướng Lê Đức Anh và Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ

VOA: Thưa Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, với tư cách một nhà tranh đấu có tầm nhìn chiến lược hàng đầu trong công cuộc bảo vệ độc lập và chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, ông có thể chia xẻ cảm nhận của cá nhân về những gì đang xảy ra liên quan đến an ninh của các nước ASEAN nói riêng, khu vực Đông Á nói chung?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Phải nói ngay rằng, bước sang thế kỷ 21, an ninh thế giới đã chuyển trọng tâm từ châu Âu sang Đông Á.

Một cách khái quát, an ninh thế giới từ sau Chiến tranh thế giới II được mặc định bởi nỗ lực ngăn chặn chiến tranh nóng mang tính hủy diệt hàng loạt giữa các nước phương Tây và khối cộng sản Đông Âu do Liên Xô đứng đầu và nỗ lực này đã thành công với sự sụp đổ ngoạn mục và được báo trước của khối cộng sản trên lục địa cũ vào cuối những năm 80 của thế kỷ 20.

Ngày nay bất an thế giới lại đến từ Đông Á, hay chính xác hơn, từ Trung Hoa cộng sản.

Thực vậy, chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc “hậu Đông Âu” đang biến tướng thành chủ nghĩa đế quốc cổ điển hay chủ nghĩa Tân Đại Hán với đặc trưng là bành trướng lãnh thổ.

VOA: Dựa vào đâu Tiến sĩ cho rằng chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc đang biến tướng?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Ở Đông Nam Á, như tôi đã từng đề cập, Trung Quốc đã và đang thực hiện xâm lược cả “cứng” lẫn “mềm”. “Xâm lược cứng” là dùng sức mạnh quân sự để thôn tính như Trung Quốc đã làm đối với quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và đang làm đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam. “Xâm lược mềm” là di dân cùng các dự án kinh tế có thời hạn hàng chục năm đến 99 năm ký với các nước “con mồi’ như cựu bán đảo Đông Dương và Miến Điện.

Ở Đông Bắc Á, Trung Quốc đang thực hiện “xâm lược mềm” đối với Bắc Triều Tiên bằng cách làm cho chế độ Bình Nhưỡng phụ thuộc vào họ đến độ dứt ra là “tắc tử”. Nói cách khác, Bắc Kinh đang thực hiện một cái chết từ từ đối với Bắc Triều Tiên để thời cơ đến sẽ sáp nhập vào Trung Quốc, biến nước này thành một “Nội Triều” theo hình mẫu “Nội Mông”.

VOA: Nếu kịch bản “Nội Triều” là có thật thì nó sẽ xảy ra khi nào, thưa Tiến sĩ?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Theo tôi là vào giai đoạn “hậu Kim Chính Nhật” bởi lớp cháu nội của Kim Nhật Thành chắc chắn sẽ không đủ sức và nhất là không đủ bản lĩnh để cưỡng lại sự thôn tính của Bắc Kinh được chuẩn bị một cách công phu và cực kỳ thâm hiểm như đã phân tích.

Vả lại ở giai đoạn đó nếu Trung Quốc không “ra tay” trước thì một Bắc Triều Tiên kiệt quệ cả về kinh tế lẫn chính trị tất bị hút vào một Nam Triều Tiên thịnh vượng chẳng khác gì số phận của Đông Đức khi bức tường Berlin bị phá dỡ cách nay hai thập kỷ.

Để nói kịch bản “Nội Triều” tất yếu xảy ra nhưng Trung Quốc có thực hiện được chót lọt kịch bản này hay không lại là chuyện khác.

Ở Việt Nam phong kiến có câu: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” nên thêm một lý do nữa để tôi tin lớp kế ngôi Kim Chính Nhật không thể nào giữ được Bắc Triều Tiên như “lãnh địa” của họ Kim và tôi cũng tin rằng không chóng thì chầy hai miền Nam – Bắc Triều Tiên sẽ xum họp một nhà, tức bán đảo này sẽ được thống nhất một cách hòa bình như đã diễn ra với nước Đức.

VOA: Thưa Tiến sĩ, ông có quá chủ quan không khi chế độ Bình Nhưỡng luôn khoe sở hữu vũ khí hạt nhân và sẵn sàng gây chiến tranh, như đã thể hiện bằng việc dùng ngư lôi đánh đắm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc vào tháng ba vừa qua, theo kết luận của một điều tra quốc tế do Hàn Quốc đứng đầu; và mới đây còn dọa sẽ mở “thánh chiến” với Mỹ và Hàn Quốc?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Tôi cho rằng vũ khí hạt nhân nếu có chỉ đáng gờm khi còn nằm trong tay thế hệ “chiến tranh lạnh” như Kim Chính Nhật.

Về vụ tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc bị bắn chìm thì không nghi ngờ gì nữa, đó là một thách thức cực kỳ nghiêm trọng không chỉ đối với an ninh Đông Bắc Á mà đối với an ninh thế giới nói chung bởi nó diễn ra một cách vô cớ, không trong bối cảnh có xung đột quân sự công khai.

Chính vì tính chất siêu nghiêm trọng của vụ việc nên việc điều tra phải khách quan nhất có thể.

VOA: Ý ông muốn nói là cuộc điều tra do quốc tế tiến hành vẫn chưa được khách quan?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Đúng vậy. Chưa kể tính khách quan khó có thể đứng vững khi Hàn Quốc là nạn nhân lại lãnh đạo nhóm điều tra thì một trong những nguyên tắc giải quyết vụ việc hình sự dù quốc nội hay quốc tế là không được làm oan người vô tội bằng cách tìm cho hết chứng cứ gỡ tội chứ không được nhăm nhăm tìm chứng cứ buộc tội đương sự như nhóm điều tra quốc tế vụ Cheonan đã làm đối với Bắc Triều Tiên cho đến thời điểm này.

Cụ thể là nhóm điều tra quốc tế, tất nhiên không phải do Hàn Quốc lãnh đạo, phải mời Bắc Triều Tiên cùng điều tra theo một trong hai phương thức: hoặc là ngay từ đầu khi lập nhóm điều tra quốc tế, hoặc là sau khi nhóm điều tra quốc tế đã có kết luận sơ bộ về vụ Cheonan, cốt để nước này phản bác bằng cách đưa ra những chứng cứ chứng minh họ không dính líu. Rồi trên cơ sở xem xét một cách nghiêm túc mọi chứng cứ cả buộc tội lẫn gỡ tội cho Bình Nhưỡng nhóm điều tra quốc tế mới có thể đưa ra kết luận về vụ này.

Trong trường hợp kết luận điều tra xác định Bắc Triều Tiên là thủ phạm đánh chìm tàu chiến Cheonan mà nước này vẫn không chịu thì kết luận này vẫn được đệ trình Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc xem xét kèm bảo lưu phản bác của nước này. Tiếp đó nếu Hội đồng bảo an đồng ý với kết luận điều tra mà ra nghị quyết xử lý Bắc Triều Tiên theo công pháp quốc tế thì cũng không mang tiếng là áp đặt và nếu thành viên nào phản đối thì đó sẽ là hành vi “lạy ông tôi ở bụi này”, tự bộc lộ mình là đồng phạm.

Do đó việc Bắc Triều Tiên đề nghị tham gia điều tra là một cơ hội trời cho để có được một cuộc điều tra công bằng dẫn đến một kêt luận công bằng. Thành thử việc Hàn Quốc bác bỏ đề nghị theo tôi là thiện chí này không những đẩy việc giải quyết vụ việc vào thế bế tắc mà nguy hiểm hơn, gia tăng sự đối đầu của Bình Nhưỡng đến mức không ai có thể kiểm soát.

Tóm lại, bằng mọi giá Hội đồng bảo an phải vạch ra được thủ phạm đánh chìm tàu Cheonan không chỉ để trừng trị theo công pháp quốc tế mà còn để phòng ngừa một cách có hiệu quả những vụ tương tự có thể xảy ra trong tương lai. Còn nếu tổ chức quyền lực nhất thế giới này không làm được như vậy thì điều này sẽ tạo ra tiền lệ xấu, vô cùng nguy hiểm ngay cả và trước hết đối với Bắc Triều Tiên. Thực vậy, nước này làm sao có thể kêu ai nếu tàu chiến của họ cũng bị đánh chìm một cách vô cớ như đã xảy ra với Cheonan!

VOA: Ông có nhận xét gì về lập trường của Hoa Kỳ trong vụ Cheonan, thưa Tiến sĩ?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Đáng tiếc là Hoa Kỳ không có lập trường nhất quán trong vụ này khi vừa cáo buộc Bắc Triều Tiên gây ra vụ Cheonan vừa tuyên bố đây “không phải là hành vi khủng bố quốc tế” cũng như không có tuyên bố nào coi đây là hành vi chiến tranh của Bình Nhưỡng, trong khi tàu chiến bị đánh chìm chỉ có thể là sản phẩm hoặc của chiến tranh hoặc của hoạt động khủng bố chứ không thể của cái gì khác!

Tóm lại theo tôi Hoa Kỳ cần thay đổi thái độ, tuyên bố dứt khoát việc Bắc Triều Tiên phóng ngư lôi đánh chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc là hành vi chiến tranh và yêu cầu Hội đồng bảo an xử lý.

Mặc dầu vậy, điều quan trọng trọng hơn rất nhiều là phải lần cho được nguyên cớ gì khiến Bình Nhưỡng có thể hành xử một cách nguy hiểm và ngạo mạn đến như vậy.

VOA: Theo Tiến sĩ, do đâu mà Bắc Triều Tiên có lối hành xử hiếu chiến đến như vậy?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Hỏi tức trả lời, chính Trung Quốc – chứ không phải ai khác – “chống lưng” Bắc Triều Tiên làm vụ này.

Thực vậy, vấn đề không chỉ là với tư cách ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc Trung Quốc hoàn toàn có thể bảo đảm cho Bắc Triều Tiên thoát khỏi sự lên án và trừng phạt của Liên Hiệp Quốc như thực tế đã diễn ra mà là ở chỗ Bắc Kinh thông qua Bình Nhưỡng thách thức Mỹ về quân sự ở Tây Thái Bình Dương.

Tóm lại, cần phải đặt vụ Cheonan trong “hồ sơ Bắc Kinh” theo đó vụ này chỉ là “phép thử” mạnh mẽ đầu tiên của Trung Quốc đối với độ tin cậy của Mỹ trong việc bảo vệ đồng minh quân sự của mình nói riêng, độ tin cậy của các liên minh quân sự mà Mỹ là một bên nói chung, nhằm thực hiện chiến lược “Trung quốc hóa Đông Á” bằng vũ lực mà Bắc Kinh hẳn đã hoạch định cho thế kỷ 21 này.

Điều rất cần lưu ý là tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc dẫu hạn chế ở Đông Á nhưng vì nước này là cường quốc hạt nhân cũng như 1/3 lượng hàng hóa thương mại quốc tế và 50% số tàu chở dầu của thế giới qua lại trong khu vực nên chiến tranh xâm lược mà Bắc Kinh tiến hành tại đây tự nó mang tính toàn cầu. Bất an của thế giới ở thế kỷ 21 chính là chỗ đó.

Nói cách khác, an ninh thế giới mới phụ thuộc vào an ninh Đông Á.

VOA: Vậy theo Tiến sĩ, làm thế nào để hóa giải tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc ở Đông Á?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Để có thể chống lại một mối đe dọa quân sự có tính toàn cầu như Trung Quốc tất không thể “tự lực cánh sinh” mà phải dựa vào liên minh quân sự với cường quốc hạt nhân khác. Tuy nhiên, như tôi đã từng đề cập trong một cuộc phỏng vấn của VOA về tham vọng của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp biển Đông, chỉ có Hoa Kỳ với tư cách cường quốc duy nhất trên thế giới sẵn sàng đối mặt với Trung Quốc về quân sự mới có thể giúp Việt Nam nói riêng, các nước trong khu vực Đông Á nói chung, giải nổi bài toán an ninh lãnh thổ.

Cụ thể là liên minh quân sự với Mỹ sẽ giúp Việt Nam khẳng định và bảo vệ thành công chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

Tuy nhiên để có thể vô hiệu hóa một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất các cuộc tấn công quân sự từ phía Trung Quốc cần phải có một tư duy phòng thủ mới trong khu vực.

VOA: Điều này rất quan trọng, xin Tiên sĩ nói rõ thế nào là “tư duy phòng thủ mới”?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Các liên minh quân sự song phương hiện có giữa Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Phillippines, Thái Lan với Mỹ là để đối phó với những nguy cơ của thế kỷ 20 chủ yếu bắt nguồn từ chủ nghĩa cộng sản. Nói cách khác, sự có mặt quân sự của Mỹ ở các nước đó là nhằm duy trì chính quyền sở tại phi cộng sản hay nói cách khác, mang tính chất đối nội, “nhà ai nấy lo”.

Nay thì nguy cơ khác hẳn, bắt nguồn từ tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc mà để hiện thực hóa nước này sử dụng chiêu “giải quyết tranh chấp trên cơ sở song phương” hay “chia để trị”. Vậy để hóa giải thành công chiêu “chia để trị” thì “kế liên hoàn” ắt là thượng sách. Cụ thể là phải tổ chức phòng thủ tập thể trên cơ sở liên kết các liên minh quân sự sẵn có và sẽ có với Mỹ trong đó liên minh quân sự Việt – Mỹ là không thể thiếu.

Tôi tạm gọi tổ chức phòng thủ mới này là Phòng thủ chung Đông Á (EACD – East Asia Common Defense).

VOA: Tại sao ông lại quả quyết rằng liên minh quân sự Việt – Mỹ là không thể thiếu trong hình thái phòng thủ chung chống lại đe dọa xâm lược từ phía Trung Quốc, thưa Tiến sĩ?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Đơn giản là Việt Nam là nước có kinh nghiệm dày nhất và thành công nhất trong kháng chiến chống xâm lược Trung Hoa và kinh nghiệm này một khi chia xẻ chắc chắn sẽ rất hữu ích cho phòng thủ của các nước khác cũng trong “tầm ngắm” của Trung Quốc.

Thực tình mà nói, Việt Nam là nước Trung Quốc sợ phải giao chiến nhất.

VOA: Liệu có trở ngại gì không khi Việt Nam liên minh quân sự với Hoa Kỳ, đối tượng mà Hà Nội coi là “xâm lược” trong cuộc chiến tranh Việt Nam, thưa Tiến sĩ?

Tiến sĩ Cù huy Hà Vũ: Để cứu nước thì dù có phải liên minh với quỷ dữ cũng vẫn phải làm. Với Hiệp định 6 tháng 3 năm 1946 Hồ Chí Minh chẳng đã “rước” quân Pháp lăm le tái chiếm Đông Dương từ miền Nam ra miền Bắc Việt Nam để thay thế 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc chẳng phải là bài học lớn đó sao?

Thành thử liên minh quân sự với cựu thù hay “quân xâm lược” trong quá khứ để bảo vệ Độc lập và Chủ quyền lãnh thổ quốc gia đâu có phải là vấn đề!

Huống hồ quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam không phải là những kẻ xâm lược. Thực vậy, “xâm lược” là hành vi xâm chiếm lãnh thổ của nước khác trong khi cuộc chiến mà Mỹ đã tiến hành ở Việt Nam là nhằm đánh chặn chủ nghĩa cộng sản chứ không nhằm mục đích chiếm đất. Nói cách khác, cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam là cuộc chiến “ý thức hệ”.

Tương tự như vậy, nếu mục đích của Mỹ trong cuộc chiến tranh Triều Tiên những năm đầu thập kỷ 50 của thế kỷ trước là lãnh thổ chứ không phải để chống “cộng sản hóa” bán đảo này thì không loại trừ lá cờ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã thêm một ngôi sao thay vì Hàn quốc bây giờ.

Vả lại, nếu ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam khăng khăng tiến hành chiến tranh trên lãnh thổ nước khác là “xâm lược” để duy trì quan điểm “Mỹ xâm lược Việt Nam” thì cuộc chiến 10 năm của Việt Nam ở Căm Pu Chia, từ 1979 đến 1988, phải được gọi là gì?!

Nói cách khác, quan điểm “Mỹ xâm lược Việt Nam” thực sự “hết thiêng” với việc quân đội Việt Nam đánh thẳng vào Phnompenh để lật đổ chế độ diệt chủng của “cựu đồng chí” Khmer Đỏ.

VOA: Mới đây khi trả lời báo chí phỏng vấn về Hội nghị Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh tuyên bố: “Không để các lực lượng xấu sử dụng vấn đề Biển Đông để kích động, chia rẽ quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, chia rẽ quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân Việt Nam”. Phải chăng đây lại là trở ngại khác cho việc Việt Nam và Hoa Kỳ trở thành đồng minh quân sự của nhau, thưa Tiến sĩ?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Hoàn toàn không phải như vậy, ngược lại là đằng khác.

Thứ nhất, phải khẳng định rằng không có đảng phái chính trị nào, không có Nhà nước nào, không có nhân dân nào phi quốc gia và không có quốc gia nào lại có thể tồn tại không trên lãnh thổ cụ thể. Do đó bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là chính là bảo vệ quốc gia, tức bảo vệ lợi ích của nhân dân và mọi thể chế chính trị tồn tại trong quốc gia đó. Nói cách khác, không bảo vệ được lãnh thổ là mất hết!

Vì vậy, không thể có chuyện ngược đời là hy sinh lãnh thổ mà ở đây là chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc lại có thể bảo vệ được lợi ích của đảng phái chính trị, Nhà nước hay nhân dân Việt Nam.

Thứ hai, phải nói thẳng là quan hệ “đồng chí” hay quan hệ “hữu cơ” phải bảo vệ bằng mọi giá giữa Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Trung Quốc đã không còn lý do tồn tại.

Thực vậy, mục đích của chủ nghĩa cộng sản là tiêu diệt chủ nghĩa tư bản và xây dựng một thế giới phi quốc gia. Thế nhưng có lẽ trừ thời kỳ trước khi nắm chính quyền, cả Đảng cộng sản Việt Nam lẫn Đảng cộng sản Trung Quốc không đảng nào còn công khai “chí hướng” xây dựng một thế giới phi quốc gia và hiện nay thì cả hai đảng không những loại hẳn “đấu tranh giai cấp” ra khỏi cương lĩnh của đảng mà ngược lại, hối hả thực hành chủ nghĩa tư bản như thể lấy lại thời gian đã mất!

Thứ ba, nếu các chính khách như quan chức Đảng cộng sản hay Chính phủ Việt Nam mà tuyên bố như vậy thì hẳn nhiên đó là lời lẽ của những kẻ phản bội Tổ quốc và với loại người này mà bàn tính liên minh quân sự với nước ngoài để bảo vệ Tổ quốc thì quả thật hơn cả nhạo báng, là một sự sỉ nhục!

Tuy nhiên đây là phát ngôn của một tư lệnh quân sự mà phép quân thì được quyền nói dối, được quyền “nói một đằng, làm một nẻo”, mà theo binh pháp Tôn Tử là chiêu “Dương Đông kích Tây”. Nghĩa là phát ngôn trên của Tướng Phùng Quang Thanh nhằm che dấu nỗ lực ngày một gia tăng của quân đội Việt Nam trong việc chống lại hiểm họa xâm lăng từ Trung Quốc mà liên minh quân sự với Mỹ dù muốn hay không vẫn là sự lựa chọn hàng đầu.

Về phía ban lãnh đạo Bắc Kinh, tôi cho rằng họ, nhất là với tư cách hậu duệ của Tôn Tử, không dễ gì mắc kế “Dương Tây kích Đông” của tướng lĩnh Việt Nam nhưng cũng không dễ gì thoát khỏi như lịch sử chiến tranh giữa hai nước đã chứng minh.

VOA: Như tiến sĩ đã nói, liên minh quân sự với Mỹ là để cứu nước, cụ thể và trước mắt là để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Thế nhưng vào năm 1958, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã gửi cho Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai Công hàm coi như tán thành Tuyên bố của Trung Quốc về lãnh hải của Trung Quốc, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, một sự kiện bị nhiều người Việt coi là “bán nước”. Vậy ý kiến của Tiến sĩ về Công hàm này như thế nào?

TS Cù Huy Hà Vũ: Năm 1979 trong Tuyên bố về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa Bộ Ngoại giao Việt Nam đã khẳng định sự diễn giải của Trung quốc về văn bản ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà như một sự công nhận chủ quyền của phiá Trung quốc trên các quần đảo là một sự xuyên tạc trắng trợn khi tinh thần và ý nghĩa của bản văn chỉ có ý định công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung quốc. Biên niên các hoạt động đối ngoại của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong sách “Phạm Văn Đồng và Ngoại giao Việt Nam” do Bộ Ngoại giao Việt Nam biên soạn năm 2006 đã không liệt kê văn kiện này.

Ngoài ra có ý kiến cho rằng Công hàm không thể có giá trị vì được ký vào Chủ nhật, tức không phải ở nhiệm sở.

Thế nhưng phản đối cách diễn giải của Trung Quốc, dùng tiểu xảo hay dấu nhẹm Công hàm đều không phải là cách để rũ bỏ văn kiện ngoại giao tai hại này. Theo tôi cách duy nhất để làm việc này là chứng minh Công hàm không có giá trị về mặt pháp luật.

VOA: Muốn chứng minh thì phải chứng minh như thế nào, thưa Tiến sĩ?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng là vô hiệu với ba căn cứ sau:

Một là, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có thẩm quyền đàm phán về lãnh thổ.

Hiệp định Genève 1954 đã chia cắt tạm thời Việt Nam làm hai tại vĩ tuyến 17 và dự kiến sự chia cắt tạm thời đó sẽ được xoá bỏ vào năm 1956 sau khi tổng tuyển cử được tiến hành trên toàn lãnh thổ Việt Nam bầu ra được một Quốc hội thống nhất và trên cơ sở đó định ra được một Chính phủ thống nhất.

Như vậy, cả Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở miền Bắc lẫn Chính phủ Quốc gia Việt Nam và tiếp đó nội các Việt Nam Cộng hoà ở miền Nam đều là những chính quyền tạm thời nên theo công pháp quốc tế không có thẩm quyền đàm phán lãnh thổ với nước ngoài. Nói cách khác, chỉ có Chính phủ của một nước Việt Nam thống nhất mới có thẩm quyền đó.

Thế nhưng như chúng ta đã thấy, Chính phủ Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tư cách Chính phủ của nước Việt Nam thống nhất, hơn thế nữa, với tư cách Chính phủ Việt Nam duy nhất được Liên Hiệp Quốc công nhận, chưa bao giờ công nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc, mà ngược lại, luôn khẳng định hai quần đảo này là lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam.

Hai là, ngay cứ cho rằng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là Chính phủ của nước Việt Nam thống nhất thì Công hàm này cũng không mảy may có giá trị pháp lý vì Công hàm này chưa bao giờ được trình Quốc Hội xem xét và phê chuẩn.

Thực vậy, theo thông lệ quốc tế, mọi cam kết quốc tế của Chính phủ, của Thủ tướng hay của người đứng đầu Nhà nước chỉ có giá trị pháp lý hay có hiệu lực thi hành nếu cam kết được Quốc Hội phê chuẩn. Nói cách khác, Công hàm chỉ dừng lại ở mức phản ánh quan điểm của cá nhân Thủ tướng Phạm Văn Ðồng hay của Chính phủ.

Ba là, Công hàm không có giá trị vì bản thân Tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ Trung Quốc về lãnh hải của Trung Quốc hoàn toàn không có giá trị đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Thực vậy, Trung Quốc chưa bao giờ phủ nhận dưới bất cứ hình thức nào chữ ký của Thủ tướng Chu Ân Lai tại văn bản Hiệp định Genève 1954 công nhận Chính phủ Quốc gia Việt Nam được quyền quản lý quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

VOA: Để kết thúc, Tiến sĩ có thông điệp nào nhắn gửi Diễn đàn khu vực ASEAN vừa chấm dứt?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Đồng hành quân sự với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại vì một an ninh thế giới mới đến từ Đông Á.

VOA: Xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ về sự mạnh mẽ và sâu sắc trong quan điểm cũng như về thời gian mà ông đã dành cho VOA trong cuộc phỏng vấn này.

 

Tin cập nhật: Quốc tế hóa Biển Đông – Thắng lợi của Việt Nam !

On the net

Bà ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại Diễn đàn An ninh khu vực ARF lần thứ 17

TQ phản đối Mỹ quốc tế hóa Biển Đông

Bắc Kinh nói tuyên bố của Ngoại trưởng Clinton về Biển Đông là “tấn công” nhằm vào Trung Quốc và cảnh báo không nên quốc tế hóa chủ đề này.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì vừa đưa ra cảnh báo trên trong một thông cáo đăng trên website của bộ ngoại giao, hai ngày sau khi bà Clinton nói giải quyết tranh chấp ở Biển Đông là điều “tối quan trọng” cho ổn định trong khu vực.

Thông cáo của ông Dương có đoạn viết: “Quốc tế hóa chủ đề này thì liệu mang lại được kết quả gì hay chỉ khiến mọi việc tồi tệ hơn và khó giải quyết hơn mà thôi?”

Ông bộ trưởng nhấn mạnh: “Thực tế cho thấy cách thức tốt nhất để giải quyết các tranh chấp dạng này là thông qua thảo luận trực tiếp song phương giữa các nước liên quan”.

Việt Nam, nước chủ nhà Diễn đàn An ninh khu vực ARF lần thứ 17 vừa rồi, thì lâu nay lại chủ trương quốc tế hóa vấn đề tranh chấp Biển Đông.

Cũng tại ARF 17, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố: “Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia trong việc tự do lưu thông hàng hải, tự do tiếp cận các vùng biển châu Á và việc tôn trọng luật pháp quốc tế tại Biển Đông”.

Tuy Hoa Kỳ vẫn tuyên bố không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền ở khu vực này, Bắc Kinh vẫn cho rằng thái độ của Washington, thông qua các bình luận của bà Clinton, là nhằm vào Trung Quốc.

“Thắng lợi của Việt Nam”

Thông cáo của ông Dương Khiết Trì nói các tuyên bố “tưởng là công bằng” của bà ngoại trưởng chính là để “tấn công” vào Trung Quốc.

Ông Dương cho rằng Biển Đông tới nay vẫn là một khu vực hòa bình và Asean không phải diễn đàn thích hợp để giải quyết tranh chấp Biển Đông.

Ông nói thêm: “Trung Quốc và một số nước Asean có bất đồng về chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải vì chúng tôi là láng giềng. Không phải vì các nước đó là thành viên Asean mà có thể nói đây là bất đồng giữa Trung Quốc và Asean.”

Quan hệ quốc phòng trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc hiện đang căng thẳng sau việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan hồi đầu năm.

Trung Quốc cũng từng khẳng định rằng Biển Đông, cùng với Đài Loan và Tây Tạng, là một “quan tâm chủ đạo” của mình.

Trong khi đó, giới quan sát nhận định rằng thái độ mạnh mẽ và dứt khoát của Hoa Kỳ trong vấn đề Biển Đông tại ARF lần này là một “thắng lợi” của nước chủ nhà Việt Nam.

Báo New York Times nhận xét tuyên bố của bà Clinton đã đặt Trung Quốc vào một tình thế bối rối, nhất là khi 12 trong số 27 quốc gia có mặt tại diễn đàn an ninh tỏ ra ủng hộ tìm một cách tiếp cận mới về Biển Đông.

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng xuất bản tại Hong Kong thì nói các tuyên bố mới rồi cho thấy ý định thiết lập quan hệ an ninh mới của Mỹ với các nước Đông Nam Á trong lúc Trung Quốc đang mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị và quân sự.

Báo này nhận định có lẽ Trung Quốc sẽ coi các tuyên bố của bà ngoại trưởng là một động thái “khiêu khích”.

Link: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/07/100725_china_reax_scsea.shtml